Công dụng thuốc Tandorex

Tandorex là thuốc tác động vào hệ miễn dịch, thường được chỉ định điều trị trong các bệnh lý tự miễn, dị ứng, bệnh nhân sau ghép tạng,... Vậy cơ chế tác dụng và cách sử dụng thuốc như thế nào?

1. Tandorex là thuốc gì?

Tandorex có chứa thành phần chính là Cyclosporin - là chất ức chế miễn dịch mạnh, có tác dụng đặc hiệu trên tế bào lympho, chủ yếu là tế bào lympho T. Cơ chế tác dụng của Cyclosporine là tạo phức hợp với thụ thể protein cyclophilin. Phức hợp này sẽ gắn với calcineurin (là chất quan trọng trong sản sinh các lymphokine, bao gồm cả interleukin-2) và gây ức chế hoạt động của nó; từ đó ức chế quá trình đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.

Tandorex ít ảnh hưởng đến tủy xương nhưng độc tính cao với thận; được sử dụng để dự phòng miễn dịch tự nhiên của cơ thể để loại bỏ mảnh ghép lạ sau phẫu thuật ghép tạng.

Tandorex hấp thụ tốt qua đường tiêu hóa và đạt nồng độ đỉnh trong máu từ 2 đến 6 giờ. Sau khi vào hệ tuần hoàn, thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng trên 90%, đa số là lipoprotein; phân bố rộng rãi ở khắp các mô và dịch trong cơ thể, qua được nhau thai và sữa mẹ. Thuốc chuyển hóa ở gan và cuối cùng thải trừ qua phân, nồng độ thải trừ qua nước tiểu khoảng 6%.

2. Thuốc Tandorex có tác dụng gì?

Thuốc Tandorex được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý sau đây

Không sử dụng thuốc Tandorex trong các trường hợp

  • Bệnh nhân dị ứng với Cyclosporin hay bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
  • Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình đến nặng không có chỉ định dùng thuốc Tandorex.
  • Bệnh nhân tăng huyết áp không kiểm soát được mức huyết áp.
  • Các bệnh lý nhiễm trùng nặng nề chưa kiểm soát được nguyên nhân.
  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý ác tính ngoài các bệnh lý ác tính ở da.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Tandorex

  • Tandorex là thuốc được kê đơn bắt buộc bởi bác sĩ chuyên khoa và quá trình điều trị phải được sự theo dõi và giám sát của nhân viên y tế tại cơ sở y tế có trang bị đủ phương tiện hồi sức cấp cứu.
  • Chỉ nên phối hợp Tandorex với corticosteroid, không nên phối hợp với các thuốc gây giảm miễn dịch khác vì tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và nguy cơ sinh khối u lympho bào.
  • Đối với những bệnh nhân ghép tạng, đặc biệt là ghép gan nên theo dõi nồng độ thuốc trong máu và điều chỉnh liều phù hợp để tránh ngộ độc nếu nồng độ thuốc cao hoặc tránh phản ứng loại mảnh ghép nếu nồng độ thuốc thấp.
  • Tandorex làm ức chế các phản ứng miễn dịch của cơ thể, vì vậy bệnh nhân dùng thuốc sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm,... và các nhiễm trùng cơ hội.
  • Theo dõi các biểu hiện ở da, tránh tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím mạnh khi dùng thuốc Tandorex do nguy có ung thư hạch hoặc các khối u ác tính ở da.
  • Kiểm tra chức năng gan, thận, huyết áp, acid uric, nồng độ các ion K+, Mg++ trước và trong suốt quá trình điều trị thuốc.
  • Thuốc có thể qua nhau thai, sữa mẹ và gây các ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi và trẻ bú mẹ. Vị vậy, phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng thuốc Tandorex.

4. Tương tác thuốc của Tandorex

  • Phối hợp với các thuốc phenobarbital, phenytoin, carbamazepine, rifampicin, isoniazid có thể làm giảm nồng độ Tandorex trong máu.
  • Phối hợp với các thuốc clarithromycin, diltiazem, verapamil erythromycin, azithromycin, fluconazole, itraconazole, nicardipine, ketoconazole, acyclovir,... làm tăng nồng độ của Tandorex trong máu, làm tăng độc tính trên thận.
  • Dùng chung với thuốc hạ cholesterol máu (lovastatin) có thể tăng các tác dụng phụ trên cơ như đau cơ, viêm cơ, tiêu hủy cơ vân, suy thận cấp.
  • Các thuốc ức chế miễn dịch ngoại trừ corticosteroid làm tăng nguy cơ sinh khối u lympho và nhiễm khuẩn.
  • Thức ăn chứa Kali, các thuốc có thành phần Kali và thuốc lợi tiểu giữ Kali không dùng chung với Tandorex do nguy cơ tăng Kali trong huyết tương.

5. Liều dùng và cách dùng

5.1. Cách dùng

  • Tandorex được bào chế dưới dạng viên nang mềm, hàm lượng 100mg. Uống nguyên viên với nước, tránh nghiền nát hay bẻ đôi viên thuốc.
  • Có thể uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn, không dùng chung thuốc với bưởi hoặc nước ép bưởi.

5.2. Liều dùng

Bệnh nhân ghép tạng:

  • Liều bắt đầu: 10-15 mg/kg x 2 lần trước phẫu thuật 12 giờ.
  • Liều sau phẫu thuật: 10-15mg/ kg/ lần x 2 lần/ ngày trong 14 ngày sau mổ.
  • Liều duy trì: 1-3 mg/ kg/ lần x 2 lần/ ngày (phụ thuộc vào nồng độ thuốc trong máu).

Bệnh nhân ghép tủy xương:

  • Liều bắt đầu: 12,5-15 mg/kg/ vào ít nhất 12 giờ trước khi ghép.
  • Liều duy trì: 12,5 mg/kg/ngày liên tục từ 3 đến 6 tháng. Giảm dần liều và ngừng thuốc sau ít nhất 12 tháng.

Bệnh lý viêm màng bồ đào nội sinh:

  • Liều bắt đầu: 2,5mg/ kg/ lần x 2 lần/ ngày. Dùng đến khi cải thiện các triệu chứng ở mắt.
  • Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc bệnh nặng kéo dài: 3,5mg/kg/lần x 2 lần/ ngày. Dùng trong một thời gian ngắn sau đó giảm liều.

Bệnh lý vảy nến:

  • Liều bắt đầu: 2,5 mg/kg/ngày chia làm 2 lần uống. Tăng liều từ 0,5-1mg/ kg sau 4 tuần điều trị.
  • Liều tối đa: 5mg/kg/ngày chia làm 2 lần uống.

Bệnh lý viêm da dị ứng:

  • Liều sử dụng ở người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: 2,5-5mg/kg/ngày chia làm 2 lần uống.
  • Sử dụng thuốc tối đa liên tục trong 8 tuần.

Bệnh lý viêm khớp dạng thấp:

  • Liều bắt đầu: 1,5mg/ kg/ lần x 2 lần/ ngày. Sử dụng liều này trong 6 tuần đầu tiên sau đó tăng dần liều.
  • Liều tối đa: 5mg/kg/ ngày sử dụng liên tiếp trong 12 tuần.

Hội chứng thận hư:

  • Liều dùng ở người lớn: 5mg/kg/ngày chia làm 2 lần uống.
  • Liều dùng ở trẻ em: 6mg/kg/ngày, chia làm 2 lần uống.

6. Tác dụng phụ của thuốc Tandorex

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc Tandorex

  • Mệt mỏi, đau đầu, cảm giác dị cảm ở da.
  • Phản ứng phản vệ.
  • Suy giảm chức năng thận.
  • Tăng và không kiểm soát được huyết áp.
  • Các chứng run vô căn.
  • Rối loạn chức năng tiêu hóa.
  • Phì đại, viêm nhiễm vùng nướu.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm hay các nhiễm trùng cơ hội khác.

Tóm lại, Tandorex là thuốc ức chế miễn dịch được chỉ định trong các bệnh lý tự miễn dịch của cơ thể hay sử dụng sau các phẫu thuật ghép tạng, ghép tủy xương. Thuốc phải được kê đơn bắt buộc và giám sát điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế có trang bị đầy đủ phương tiện hỗ trợ cấp cứu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

40 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan