Tác dụng của thuốc Trimethoprim

Trimethoprim thường được sử dụng đơn độc hay kết hợp với kháng sinh khác để điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Đặc biệt, nó thường được dùng hiệu quả trong đợt cấp viêm phế quản mạn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu...

1. Trimethoprim là thuốc gì?

1.1. Thuốc Trimethoprim thuộc nhóm kháng sinh nào?

Thuốc Trimethoprim là một loại kháng sinh. Thông thường Trimethoprim có thể được dùng đơn lẻ trong điều trị bệnh hoặc phối hợp với kháng sinh Sulfamethoxazole để tăng hiệu quả điều trị trong một số bệnh.

Thuốc Trimethoprim thuộc nhóm một kháng sinh dẫn chất của Pyrimidine, có tác dụng kìm khuẩn.

1.2. Tác dụng của thuốc Trimethoprim

Trimethoprim có tác dụng ức chế enzym dihydrofolate - reductase và việc tổng hợp DNA của vi khuẩn, từ đó đạt hiệu quả kìm khuẩn. Trimethoprim hiệu quả trong việc chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn như E. coli, Proteus, Klebsiella, Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus faecalis và nhiều vi khuẩn dạng coli khác (vi khuẩn đường ruột).

Nhờ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mà kháng sinh này được chỉ định điều trị trong một số trường hợp sau đây:

Một số trường hợp chống chỉ định khi dùng thuốc này:

  • Suy gan và thận nặng;
  • Mắc bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic;
  • Có tiền sử quá mẫn với Trimethoprim hoặc bất kỳ tá dược nào khác của thuốc..

2. Cách sử dụng và liều dùng thuốc Trimethoprim

Cách sử dụng: Với trường hợp dạng viên nên uống thuốc khi bụng đói, ít nhất 1 giờ trước hay 2 giờ sau bữa ăn hoặc sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể dùng thuốc chung với thức ăn nếu bị đau dạ dày hoặc khó chịu khi uống đói.

Liều dùng đối với người lớn:

  • Điều trị viêm phế quản mạn đợt cấp và nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Uống 100mg/lần, ngày 2 lần, uống trong 10 ngày hoặc uống 200 mg/lần/ngày, trong 10 ngày;
  • Trường hợp dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát: Uống 100 mg/ngày;
  • Viêm phổi do vi khuẩn Pneumocystis carinii: Uống liều 20mg/kg/ngày. Thường phối hợp với dapson 100mg/lần/ngày trong vòng 21 ngày;
  • Viêm tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn mạn tính: 400mg/ ngày chia sáng và tối.

Liều thường dùng ở trẻ em:

  • Trẻ em 6 đến 12 tuổi: Uống 100mg/lần, 2 lần/ngày. Trường hợp dự phòng lâu dài uống 50mg/ ngày vào buổi tối;
  • 6 tháng đến 5 tuổi: 50mg/lần, 2 lần/ngày; Uống 25mg/ngày vào buổi tối nếu dự phòng;
  • Trẻ em 6 tuần đến 5 tháng tuổi: 25mg/lần, 2 lần/ngày.

Liều dùng cho người lớn suy thận như sau:

  • Ðộ thanh thải creatinin lớn hơn 30 ml/phút, có thể dùng liều thường dùng cho người lớn;
  • Độ thanh thải creatinin bằng 15 đến 30 ml/phút, giảm một nửa liều thường dùng;
  • Độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 15 ml/phút thì không nên dùng thuốc.

Với trường hợp thuốc tiêm tĩnh mạch, được dùng trong các cơ sở y tế theo chỉ định của bác sĩ tùy từng trường hợp.

3. Tác dụng phụ của thuốc trimethoprim

Cũng như hầu hết các loại thuốc khác, Trimethoprim cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Thường gặp là các phản ứng trên đường tiêu hoá, da và niêm mạc như buồn nôn, nôn, nổi mẩn ngứa, phát ban, viêm lưỡi;
  • Các tác dụng phụ ít gặp bao gồm: Ðau đầu, mờ mắt, chóng mặt, tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu, tiêu chảy, chán ăn;
  • Hiếm gặp có thể thấy tăng men gan, vàng da, tắc mật, hoại tử tế bào gan, sốc phản vệ, tăng creatinin, ure huyết thanh, viêm đại tràng màng giả, viêm miệng, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, giảm tiểu cầu, thiếu máu huyết tán, mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu khối. Thần kinh trung ương có thể thấy viêm màng não vô khuẩn, biểu hiện trầm cảm. Trên da có thể gặp hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng Lyell, tăng nhạy cảm ánh sáng.

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Trimethoprim

Khi sử dụng thuốc Trimethoprim bạn cần lưu ý:

  • Khi xuất hiện các dấu hiệu tác dụng phụ như khó thở, nổi mẩn trên da, phù, nổi mày đay... nên ngừng dùng thuốc ngay và liên hệ với y tế gần nhất để được hỗ trợ;
  • Nên thông báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng thành phần của thuốc hoặc bất kỳ tình trạng nào khác;
  • Liệt kê các thuốc loại khác, kể cả vitamin hay thực phẩm chức năng cho bác sĩ biết, vì nó có thể xảy ra tương tác với thuốc;
  • Tránh sử dụng rượu khi đang uống thuốc này;
  • Phụ nữ mang thai chưa có đủ bằng chứng về an toàn khi dùng thuốc. Nếu thực sự cần phải dùng thì nên cân nhắc kỹ lợi ích và nguy cơ cho thai nhi. Phụ nữ cho con bú có thể sử dụng thuốc do Trimethoprim tích lũy trong sữa mẹ ở nồng độ quá thấp, không gây ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ ở liều điều trị bình thường.
  • Trường hợp quá liều: Các dấu hiệu quá liều khi dùng Trimethoprim có thể xuất hiện sau khi uống thuốc từ 1g trở lên. Có biểu hiện thường gặp bao gồm buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, trầm cảm, suy giảm tủy xương, lú lẫn...Cần được đưa tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
  • Bảo quản: Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp. Không bảo quản trong phòng tắm có độ ẩm cao hoặc ngăn đá tủ lạnh.

Hy vọng, thông qua bài viết bạn đã biết được những công dụng và lưu ý khi dùng thuốc Trimethoprim. Đây là một dạng kháng sinh, sử dụng dưới sự kê đơn của bác sĩ điều trị, do đó bạn không nên tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

38.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan