Thuốc Atorlip chữa bệnh gì?

Rối loạn mỡ máu là một bệnh lý tương đối phổ biến hiện nay với rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Do đó các loại thuốc kiểm soát mỡ máu như Atorlip 10mg hay 20mg rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh.

1. Thuốc Atorlip 10mg là gì?

Atorlip chứa hoạt chất chính là Atorvastatin với hàm lượng 10mg và 20mg.

Atorlip là một thuốc hạ lipid máu tổng hợp với thành phần hoạt chất atorvastatin calcium có tác dụng ức chế cạnh tranh men khử 3-hydroxy-3-methylglutaryl Coenzyme A (HMG-CoA) reductase. Qua đó ức chế quá trình chuyển HMG-CoA thành mevalonate, một tiền chất của cholesterol. Bên cạnh đó thuốc Atorlip 10mg Atorlip 20mg còn giúp giảm nồng độ lipoprotein, cholesterol trong huyết tương thông qua khả năng ức chế tổng hợp ở gan cũng như tăng số lượng các thụ thể LDL (một loại lipoprotein tỷ trọng thấp).

Atorvastatin có tác dụng làm giảm LDL cholesterol mạnh nhất (giao động từ 25 đến 61%) so với bất cứ hoạt chất nào khác khi dùng đơn độc, do đó mang lại triển vọng rất tốt cho những người bệnh cần phải giảm cholesterol nhiều thay vì sử dụng phối hợp nhiều thuốc. Một tác dụng khác của Atorvastatin là cải thiện nồng độ HDL cholesterol (một lipoprotein tỷ trọng cao và được xem là cholesterol tốt) từ 5 - 15%, từ đó hạ tỷ số LDL/HDL và cholesterol toàn phần/HDL. Thuốc Atorlip có thể hạ nồng độ triglycerid huyết tương giao động từ 10-30% thông qua cơ chế kích thích thanh thải VLDL (lipoprotein tỷ trọng rất thấp) tồn dư nhờ vào các thụ thể LDL.

Các nghiên cứu lâm sàng đến nay cho thấy các statin, bao gồm atorvastatin, hỗ trợ làm giảm rõ rệt các biến cố tim mạch và giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mắc các bệnh lý mạch vành.

Thuốc Atorlip 10mg hấp thu nhanh chóng sau khi uống, đạt nồng độ tối đa trong huyết trong vòng 1 - 2 giờ. Đáng chú ý là mức độ hấp thu và nồng độ Atorvastatin tỷ lệ thuận với liều lượng sử dụng, nghĩa là uống hàm lượng càng cao thì khả năng hấp thu và nồng độ thuốc trong máu càng nhiều.

Bên cạnh đó, thức ăn có thể ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ hấp thu của thuốc, nhưng nhìn chung hiệu quả điều trị vẫn không thay đổi. Một đặc điểm khác của thuốc Atorlip là nồng độ Atorvastatin trong máu có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm uống trong ngày. Uống thuốc buổi chiều tối thì nồng độ Atorvastatin huyết tương thấp hơn khi dùng buổi sáng nhưng hiệu quả điều trị vẫn như nhau.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Atorlip 10

Thuốc Atorlip 10 được chỉ định điều trị trong các trường hợp như sau:

  • Tăng cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglycerid máu;
  • Hỗ trợ làm chậm tiến triển các mảng xơ vữa động mạch vành;
  • Dự phòng các biến cố mạch vành ở người tăng cholesterol máu, bao gồm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp hay thực hiện các thủ thuật tái tạo mạch vành và nguy cơ tử vong tim mạch.

Atorlip 10mg không được sử dụng ở các trường hợp chống chỉ định như sau:

  • Tình trạng mẫn cảm hay dị ứng với Atorvastatin;
  • Bệnh lý gan tiến triển, tăng men gan dai dẳng và vượt quá 3 lần giới hạn trên mức độ bình thường;
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
atorlip 10mg
Thuốc Atorlip 10mg cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

3. Một số vấn đề cần thận trọng khi dùng Atorlip

Trước khi bắt đầu điều trị với bất kỳ thuốc nào thuộc nhóm Statin (bao gồm cả Atorlip), người bệnh cần xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cholesterol máu và xét nghiệm nồng độ lipid máu để xác định liều điều trị. Sau đó cần tiến hành định lượng lipid máu định kỳ (khoảng cách không dưới 4 tuần), từ đó điều chỉnh liều lượng thuốc theo mức độ đáp ứng của người bệnh.

Cần sử dụng thận trọng thuốc Atorlip 10mg ở những đối tượng uống nhiều bia rượu hay có tiền sử bệnh gan. Đồng thời cần xét nghiệm chức năng gan trước khi điều trị và định kỳ trong quá trình sử dụng thuốc.

Liệu pháp Statin có thể dẫn đến tác dụng phụ viêm cơ và tiêu cơ vân, do đó cần phải giảm liều hoặc ngừng thuốc nếu người bệnh có những biểu hiện, triệu chứng gợi ý viêm cơ (như đau yếu cơ, tăng creatine phosphokinase hơn 10 lần giới hạn bình thường) hoặc có các yếu tố nguy cơ cao phát triển suy thận thứ phát do myoglobin niệu kịch phát.

4. Một số tương tác thuốc

Khi sử dụng Atorlip với các loại thuốc dưới đây có thể xảy ra tương tác:

  • Cyclosporin, Gemfibrozil, Erythromycin, Itraconazol, Ketoconazol, Niacin khi sử dụng đồng thời với Atorlip sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện viêm cơ hay tiêu cơ vân;
  • Atorvastatin làm tăng tác dụng của thuốc kháng vitamin K Warfarin;
  • Thuốc kháng acid, Cholestyramin có thể làm giảm nồng độ Atorvastatin huyết tương.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Atorlip 10

Các tác dụng phụ của thuốc Atorlip thường ở mức độ nhẹ và xảy ra thoáng qua, bao gồm:

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc để có hướng can thiệp phù hợp.

atorlip 10mg
Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ khi dùng thuốc Atorlip 10mg

6. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Atorlip

Bệnh nhân cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý trước khi điều trị bằng Atorlip. Loại thuốc điều trị mỡ máu này có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không phụ thuộc vào bữa ăn với liều lượng như sau:

  • Liều khởi đầu: 10 - 20 mg, 1 lần duy nhất trong ngày;
  • Một số bệnh nhân cần làm giảm nhiều nồng độ LDL cholesterol máu (trên 45%) có thể khởi đầu với liều 40mg, 1 lần/ngày;
  • Liều điều trị: 10 - 80 mg, 1 lần uống duy nhất mỗi ngày và có thể điều chỉnh theo kết quả xét nghiệm các chỉ số lipid máu.

Phụ nữ đang mang thai thuộc nhóm chống chỉ định tuyệt đối của thuốc Atorlip 10mg hay 20mg. Mức độ an toàn khi sử dụng trên đối tượng này vẫn chưa được xác định vì thiếu các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát. Bên cạnh đó, các báo cáo về dị tật bẩm sinh gặp phải sau khi tiếp xúc với chất ức chế HMG-CoA Reductase (như thuốc Atorlip) vẫn chưa được ghi nhận. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy độc tính của Atorlip đối với khả năng sinh sản. Người mẹ điều trị bằng Atorvastatin sẽ làm giảm nồng độ Mevalonate (tiền chất của quá trình tổng hợp cholesterol) của bào thai.

Tình trạng xơ vữa động mạch là một quá trình mãn tính và việc ngưng sử dụng các thuốc kiểm soát lipid máu trong thời gian mang thai tác động rất ít đến nguy cơ lâu dài của chứng tăng cholesterol máu. Do đó không nên sử dụng Atorlip ở phụ nữ có kế hoạch hay đang mang thai.

Đối với phụ nữ đang cho con bú, vẫn chưa xác định liệu Atorvastatin và các chất chuyển hóa có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Ở chuột, nồng độ trong huyết tương của Atorvastatin và chất chuyển hóa có hoạt tính tương đương trong sữa. Do nguy cơ xảy ra các phản ứng phụ nghiêm trọng nên phụ nữ đang cho con bú tuyệt đối không được sử dụng Atorvastatin.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan