Thuốc Ethionamide: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ethionamide là thuốc kháng lao và được sử dụng với các loại thuốc khác trong điều trị bệnh lao. Thuốc Ethionamide hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và không có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus.

1. Công dụng của thuốc Ethionamide

Thuốc Ethionamide là một loại thuốc kháng sinh và hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc kháng sinh này có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và không có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus. Ethionamide là thuốc kháng lao và được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị bệnh lao.

Việc sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào khác khi không cần thiết, đặc biệt là lạm dụng kháng sinh quá mức có thể khiến thuốc không có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng trong tương lai và dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh.

2. Cách sử dụng thuốc Ethionamide

Thuốc Ethionamide được bào chế dưới dạng viên nén, vì vậy được dùng bằng đường uống, thông thường một lần một ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu thuốc Ethionamide gây đau bụng hoặc buồn nôn, nôn, hãy sử dụng thuốc này trong bữa ăn. Ngoài ra, bạn có thể thảo luận với bác sĩ về việc chia liều hàng ngày thành các liều nhỏ hơn để thực hiện nhiều lần trong ngày.

Liều lượng sử dụng thuốc dựa trên tuổi, cân nặng, tình trạng sức khỏe và phản ứng với điều trị của bệnh nhân. Để có hiệu quả tốt nhất, hãy uống thuốc Ethionamide vào các thời điểm cách nhau trong ngày. Sử dụng thuốc vào cùng một thời điểm giống nhau trong mỗi ngày sẽ giúp bạn ghi nhớ hơn. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn bạn dùng vitamin B6 (pyridoxine) để giúp ngăn ngừa một số tác dụng phụ, ví dụ như vấn đề về thần kinh từ ethionamide.

Thuốc Ethionamide dạng viên nén được sử dụng theo chỉ dẫn
Thuốc Ethionamide dạng viên nén được sử dụng theo chỉ dẫn

3. Những lưu ý khi dùng thuốc Ethionamide

Việc sử dụng thuốc đúng Ethionamide liều lượng và đúng thời điểm sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Vì vậy, hãy tiếp tục dùng thuốc Ethionamide và các thuốc điều trị lao khác cho đến khi hết lượng thuốc theo phác đồ điều trị, ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Ngừng thuốc quá sớm hoặc bỏ qua liều lượng có thể cho phép vi khuẩn tiếp tục phát triển, điều này dẫn đến tình trạng nhiễm trùng quay trở lại và khiến bệnh nhiễm trùng khó điều trị hơn do vi khuẩn đã kháng thuốc.

Nếu bạn quên uống một liều thuốc, hãy bổ sung lại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian nhớ ra gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như ban đầu. Tuyệt đối không được sử dụng gấp đôi liều dùng như đã quy định.

Một số lưu ý khác khi sử dụng thuốc Ethionamide bao gồm:

  • Trước khi sử dụng thuốc hãy thông báo cho bác sĩ tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh, đặc biệt là bệnh gan, bệnh thận, suy giáp, các vấn đề về mắt (ví dụ như viêm dây thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc tiểu đường,...)
  • Không sử dụng rượu
  • Luôn kiểm tra đường máu nếu người bệnh mắc bệnh tiểu đường: bởi vì thuốc Ethionamide có thể làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên, khi có xuất hiện những triệu chứng như lượng đường máu thấp, đổ mồ hôi đột ngột, run rẩy, tim đập nhanh, đói, mờ mắt, chóng mặt hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân,... hãy thông báo ngay với bác sĩ. Từ đó, bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc tiểu đường, chương trình tập thể dục hoặc chế độ ăn uống.
  • Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú không khuyến khích sử dụng, bởi vì thuốc Ethionamide có thể gây hại cho thai nhi và trẻ nhỏ.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Ethionamide

Một số tác dụng không mong muốn của thuốc Ethionamide bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy
  • Tăng tiết nước bọt
  • Đau bụng, đau dạ dày
  • Có vị lạ trong miệng
  • Chán ăn
  • Lở loét trong miệng
  • Đói bất thường, suy nhược
  • Run rẩy
  • Đổ mồ hôi bất thường
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Đau khớp
  • Thay đổi tâm trạng: lo lắng, bồn chồn thậm chí có thể dẫn tới trầm cảm.
  • Phản ứng dị ứng: phát ban, ngứa hoặc sưng vùng miệng, mặt, lưỡi, cổ họng, chóng mặt, khó thở,...
  • Thay đổi thị lực: nhìn mờ, tầm nhìn hạn chế, nhìn đôi, mù màu, đau mắt,...

Khi bác sĩ kê đơn luôn cân nhắc, đánh giá lợi ích mang lại nhiều hơn nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể mắc phải những tác dụng không mong muốn. Vì vậy, khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường, hoặc tình trạng buồn nôn, tiêu chảy,... kéo dài hãy thông báo ngay với nhân viên y tế để được xử trí kịp thời.

Thuốc Ethionamide có thể gây tình trạng buồn nôn cho người dùng
Buồn nôn là tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Ethionamide

5. Tương tác thuốc Ethionamide

Một số loại thuốc khi dùng với Ethionamide có thể gây ra tình trạng tương tác thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc đem lại và tăng nguy cơ mắc tác dụng không mong muốn. Vì vậy trước khi dùng thuốc Ethionamide hãy thông báo với bác sĩ tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng cũng như các sản phẩm thuốc đang sử dụng.

Rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan hoặc thay đổi tâm trạng bất thường. Vì vậy tuyệt đối không uống rượu trong quá trình điều trị. Ethionamide có thể làm cho vaccine vi khuẩn sống (ví dụ như vaccine thương hàn) không hoạt động. Do vậy, không tiêm chủng trong khi sử dụng thuốc Ethionamide trừ khi bác sĩ yêu cầu. Bên cạnh đó, trước khi phẫu thuật hãy nói với bác sĩ hoặc nha sĩ về tất cả các sản phẩm bạn đang sử dụng bao gồm thuốc theo toa, thuốc không kê đơn và các sản phẩm làm từ thảo dược.

Thuốc Ethionamide có thể gây ra những phản ứng và làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Vì vậy, hãy đảm bảo các nhân viên kỹ thuật xét nghiệm đều biết được tình trạng sử dụng thuốc của người bệnh.

6. Cách bảo quản thuốc Ethionamide

Để đảm bảo tác dụng thuốc cần bảo quản thuốc Ethionamide ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Ethionamide trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc Ethionamide tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi. Hãy xử lý thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Không vứt thuốc Ethionamide vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Tham khảo ý kiến của công ty xử lý rác thải tại địa phương hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Tóm lại, thuốc Ethionamide là một loại thuốc kháng sinh và hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc kháng sinh này có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và không có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus. Ethionamide là thuốc kháng lao và được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị bệnh lao. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và có tương tác với một số thuốc nhất định. Vì vậy, trước khi sử dụng hãy thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh cũng như các đơn thuốc đang sử dụng để ngăn ngừa tác dụng không mong muốn, và tăng hiệu quả sử dụng thuốc trong điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan