Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đường ruột

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. BSCK II Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Việc chẩn đoán bệnh nhiễm trùng đường ruột dựa vào các biểu hiện đặc trưng của bệnh sẽ giúp các bác sĩ có thể đưa ra được các nhận định về nguyên nhân gây ra bệnh để có hướng điều trị thích hợp.

1. Nhiễm trùng đường ruột là gì?

Nhiễm trùng đường ruột là bệnh phổ biến hiện nay. Biểu hiện đặc trưng thường là dấu hiệu tiêu chảy dạng phân nước hoặc nhớt. Tình trạng này thường xảy ra liên tục trong vài ngày. Bệnh nhiễm trùng đường ruột lây bệnh chủ yếu qua đường ăn uống, khi ăn phải những thực phẩm, nguồn nước có chứa vi khuẩn gây bệnh.

Các sinh vật bao gồm nấm men, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng đều là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường ruột.

Những thực phẩm vệ sinh kém chính là môi trường cho những sinh vật này phát triển, vì vậy đây là môi trường thuận lợi khiến người bệnh dễ dàng mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn thực phẩm bẩn.

Mỗi loại mầm bệnh gây ra nhiễm trùng sẽ có mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng khác nhau.

Nhiễm trùng đường ruột là bệnh phổ biến hiện nay
Nhiễm trùng đường ruột là bệnh phổ biến hiện nay

2. Chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột

Một số dấu hiệu thông thường của người bị nhiễm trùng đường ruột:

  • Đi ngoài ra phân lỏng, phân nát, có lúc bị táo bón
  • Các vi sinh vật gây bệnh nhiễm trùng đường ruột có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác như nhiễm siêu vi đường hô hấp, nhiễm trùng xoang mũi, ho...
  • Người mắc bệnh có cảm giác chán ăn
  • Cảm giác buồn nôn, ăn không ngon miệng
  • Khi tình trạng nhiễm trùng đường ruột của người bệnh trở nên nặng thì sẽ xuất hiện dấu hiệu đau bụng hoặc chướng bụng
  • Người bị nhiễm trùng đường ruột sẽ cảm thấy bị co thắt ở bụng. Cơn đau sẽ kéo dài trong khoảng từ 3-4 phút và tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không điều trị nguyên nhân
  • Người bị nhiễm trùng đường ruột có thể bị hội chứng kích thích do các ký sinh trùng trong ruột người bệnh cư trú ở trong ruột
  • Khi bị nhiễm trùng đường ruột, có thể sẽ cảm thấy khó ngủ hơn
  • Trong khi ngủ, một số đối tượng bị nhiễm trùng đường ruột có thể sẽ nghiến răng
  • Do sự tác động của các chất kích thích như nấm men hoặc tình trạng mất nước trong hệ thống tiêu hóa sẽ làm tăng nguy cơ nhức đầu ở người bệnh
  • Ngứa da hoặc bỏng da có thể là dấu hiệu xuất hiện ở bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột
Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột có thể sẽ cảm thấy buồn nôn
Người mắc bệnh có cảm giác buồn nôn, ăn không ngon miệng

3. Điều trị nhiễm trùng đường ruột

Phần lớn những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột do virus với biểu hiện đặc trưng là tiêu chảy đều có khả năng tự biến mất mà không cần điều trị. Việc người bệnh cần phải thực hiện ngay trong lúc này đó là phải đảm bảo cung cấp đủ nước trong cơ thể.

Nếu cơ thể người bệnh bị mất quá nhiều nước, cần phải được đưa đến ngay các cơ sở y tế để được truyền nước do bị mất trong quá trình người bệnh bị tiêu chảy hoặc lúc cơ thể bị nôn, sốt.

Nếu tình trạng của người bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định làm một số xét nghiệm. Thông thường người bị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra sẽ được chỉ định xét nghiệm mẫu phân.

Nếu bệnh nhân là trẻ em thì cần phải chăm sóc đặc biệt hơn.

Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột nặng, người bệnh có thể sẽ phải nằm viện để truyền dịch tĩnh mạch, dùng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác. Thường thì người bệnh sẽ mất một vài tuần để cơ thể được hồi phục lại.

Phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định nên dùng loại thuốc nào cho phù hợp.

Bệnh nhân người Úc ‘’Tôi nhận được sự điều trị tốt hơn bất cứ nơi nào trên thế giới’’
Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột nặng có thể phải nằm viện

Trong quá trình điều trị bệnh cho người bị nhiễm trùng đường ruột, điều quan trọng nhất chính là:

  • Luôn vệ sinh tay sạch sẽ để phá vỡ chuỗi nhiễm trùng.
  • Uống nhiều nước để phòng tránh các nhiễm trùng
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân
  • Khử trùng những nguồn dễ lây lan bệnh nhiễm trùng đường ruột
  • Nguồn nước hàng ngày luôn phải được đảm bảo vệ sinh

Khi bị nhiễm trùng đường ruột, nên đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp tránh nguy cơ lây lan cho người khác. Tuyệt đối không được tự tiện sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Bác sĩ Phan Thị Minh Hương có kinh nghiệm trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội Tiêu hóa trong đó với với gần 20 năm giữ chức vụ Phó khoa, trưởng khoa Bệnh viện Trung ương Huế. Hiện tại, là Bác sĩ Nội tiêu hóa - Nội soi tiêu hóa - Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khoa Nội soi - Tiêu hóa là một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời các bệnh tiêu hóa.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

305.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan