Bệnh tim ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể bạn?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn Dương - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bệnh tim rất đa dạng từ động mạch bị tắc nghẽn đến nhiễm trùng và những bệnh này ảnh hưởng đến tim và cơ thể của người bệnh theo những cách khác nhau. Nó có thể dẫn đến các vấn đề như đau tim và đột quỵ, đồng thời là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong cho cả nam giới và phụ nữ ở Hoa Kỳ. Vậy, ảnh hưởng của bệnh tim đến có thể như thế nào?

1. Bệnh tim gồm những bệnh nào?

Bệnh tim là một thuật ngữ chung để mô tả nhiều bệnh lý khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của một người. Bệnh tim mô tả các bệnh lý ảnh hưởng đến cơ tim, van tim, động mạch vành hoặc nhịp tim của một người. Mỗi thành phần này đóng một phần quan trọng trong sức khỏe tim mạch tổng thể. Khi một người được chẩn đoán mắc bệnh tim, điều quan trọng là họ phải thay đổi lối sống để làm chậm sự tiến triển của bệnh. Bệnh tim có thể gây ra nhiều biến chứng có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC), ước tính cứ 4 người thì có 1 trường hợp tử vong ở Hoa Kỳ là do bệnh tim. Cụ thể, bệnh tim là các bệnh sau đây:

Hẹ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bệnh tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

1.1. Suy tim

Suy tim xảy ra khi tim không thể bơm máu đầy đủ đi khắp cơ thể. Mặc dù cơ tim rất khỏe, tuy nhiên, theo thời gian, cơ có thể bị ảnh hưởng và khó thực hiện công việc như trước đây. Tim bắt đầu bù đắp bằng cách đập nhanh hơn, xây dựng nhiều cơ hơn hoặc căng ra để chứa nhiều máu hơn. Theo thời gian, những phương pháp bù đắp này có thể ảnh hưởng đến chức năng của tim và dẫn đến suy tim. Hậu quả có thể gây ra khó thở, chóng mặt, lú lẫn và tích tụ chất lỏng trong cơ thể, gây phù nề.

1.2. Đau tim

Cơn đau tim xảy ra khi các động mạch vành thu hẹp đến mức cắt đứt nguồn cung cấp máu cho tim. Thông thường, đây là hậu quả của quá trình tích tụ cholesterol trong động mạch, được gọi là xơ vữa động mạch. Một phần cholesterol bị vỡ ra và có thể làm tắc nghẽn mạch máu. Các tế bào tim bắt đầu chết khi chúng bị thiếu oxy. Các triệu chứng bao gồm khó thở và đau ngực dữ dội có thể lan ra sau lưng, hàm hoặc cánh tay trái. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau liên quan đến hẹp mạch vành như mệt, khó thở...

Đau ngực, khó thở là biểu hiện điển hình của block nhánh phải ở tim
Đau tim gây ra những triệu chứng khó thở, tức ngực

1.3. Đột quỵ

Khi tim hoạt động không hiệu quả, các cục máu đông có nhiều khả năng hình thành trong mạch máu. Đột quỵ xảy ra khi một trong những cục máu đông này đọng lại trong mạch máu trong não và cắt đứt dòng máu chảy trong lòng mạch. Đây được gọi là đột quỵ nhồi máu não (ischemic stroke) với các triệu chứng bao gồm:

  • Tê ở một bên của cơ thể
  • Lú lẫn
  • Khó nói
  • Mất khả năng phối hợp giữa các phần khác nhau của cơ thể hoặc mất khả năng giữ thăng bằng

Nếu người bệnh đột quỵ không được điều trị kịp thời sẽ khiến quá nhiều tế bào não có thể chết trong các vùng quan trọng của não như vùng kiểm soát giọng nói, sức mạnh, trí nhớ, v.v. Nếu người bệnh có thể vượt qua được tình trạng nguy kịch trong cơn đột quỵ, thì những khu vực này của chức năng não có thể không bao giờ trở lại như trước kia hoặc có mất rất nhiều thời gian để phục hồi.

Xem thêm: Bệnh tim mạch sàng lọc sớm tránh nguy cơ đột quỵ

1.4. Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi tương tự như đột quỵ, nhưng mạch máu bị tắc nghẽn nằm ở phổi thay vì ở não. Các triệu chứng bao gồm khó thở, đau ngực khi thở và da hơi xanh. Do cơ thể nhanh chóng bị thiếu oxy, tắc mạch phổi có thể gây tử vong nên đây là trường hợp cấp cứu.

Thuyên tắc mạch phổi
Thuyên tắc phổi có thể gây nguy kịch đến tính mạng

1.5. Tim ngừng đập

Tình trạng này được định nghĩa là khi tim đột ngột ngừng đập. Tình trạng này thường do rối loạn điện trong tim. Ngoài ra, rối loạn nhịp tim do bệnh tim có thể dẫn đến ngừng tim và sẽ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.

1.6. Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)

Tình trạng hẹp tương tự xảy ra trong bệnh động mạch vành có thể xảy ra ở các động mạch cung cấp máu cho cánh tay và chân. Triệu chứng chính của PAD là đau chân dữ dội khi đi bộ.

1.7. Rung tâm nhĩ

Rung nhĩ (AFib) là tình trạng bệnh tim hiếm khi gây tử vong. Nó làm cho các ngăn trên của tim đập bất thường hoặc “rung rinh” thay vì đập mạnh. Điều này có thể khiến một người cảm thấy nhịp tim bất thường và cảm giác hồi hộp ngực. Rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ hoặc suy tim. Do tâm nhĩ đập không đều nên máu dễ bị ứ lại trong tâm nhĩ và tạo thành huyết khối.

ngã đột quỵ người già cao tuổi
Rung tâm nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người bệnh

1.8. Đau thắt ngực

Đau thắt ngực là một thuật ngữ y tế để chỉ chứng đau ngực. Điều này xảy ra khi cơ tim không nhận đủ oxy. Kết quả là tạo ra cảm giác bị ép chặt hoặc đè nén trong lồng ngực. Các nhiều loại đau thắt ngực khác nhau và các loại phổ biến nhất là cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau thắt ngực không ổn định. Cơn đau thắt ngực ổn định còn có tên gọi khác là đau thắt ngực khi gắng sức. Vì tập thể dục là hoạt động gắng sức nên làm tăng nhu cầu oxy của cơ thể khiến cơ tim có thể bị ảnh hưởng. Đau thắt ngực không ổn định là triệu chứng đáng quan tâm hơn vì nó là cơn đau ngực xảy ra nhưng không liên quan đến gắng sức.

1.9. Các triệu chứng bệnh tim liên quan đến giới tính

Phụ nữ và nam giới có thể có các triệu chứng khác nhau liên quan đến bệnh tim của họ. Ví dụ, phụ nữ thường phát triển bệnh tim ở các động mạch nhỏ hơn là phân nhánh từ động mạch vành tim. Do đó, phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác nhau liên quan đến bệnh tim, bao gồm buồn nôn, khó thở, nôn ói hoặc đau dạ dày.

Nam giới có nhiều khả năng bị bệnh tim do bị ảnh hưởng hoặc tắc nghẽn các động mạch vành chính. Điều này có thể gây ra các triệu chứng của bệnh tim, chẳng hạn như đau tức ngực, tức ngực hoặc đè nén trong lồng ngực, đặc biệt là khi căng thẳng hoặc hoạt động thể chất.

2. Bệnh tim ảnh hưởng thế nào đến cơ thể bạn?

2.1. Bệnh lý động mạch vành

Với lưu lượng máu ít hơn, tim của bạn không nhận được oxy cần thiết và gây ra triệu chứng đau ngực, hay còn gọi là đau thắt ngực, đặc biệt là khi bạn tập thể dục hoặc lao động nặng. Bệnh lý này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim và làm cho phần còn lại của cơ thể thiếu oxy. Nếu không có đủ oxy, các tế bào của bạn sẽ không hoạt động tốt như bình thường và bạn có thể bị hụt hơi hoặc cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Nếu mảng bám vỡ ra và làm tắc hoàn toàn động mạch thì người bệnh sẽ bị đau ngực.

Động mạch vành
Bệnh lý động mạch vành xảy ra khi bạn vận động mạnh

2.2. Ảnh hưởng của bệnh lý van tim

Một số người không có dấu hiệu của bệnh lý van tim trong nhiều năm, trong khi những người khác lại xuất hiện triệu chứng đột ngột. Dù bằng cách nào thì bệnh này cũng thường trở nên nặng hơn theo thời gian. Các vấn đề về van tim có thể khiến tim của bạn làm việc nhiều hơn và gây ra các vấn đề về lưu lượng máu, vì vậy bạn có thể gặp các triệu chứng:

  • Nhanh mệt mỏi hơn bình thường
  • Khó thở
  • Bị phù nề ở chân, bàn chân, mắt cá chân hoặc bụng.

=>>>Xem thêm: Các bệnh lý van tim thường gặp và giải pháp điều trị tại Vinmec

2.3. Biến chứng ngắn hạn

Bệnh tim có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của một người. Nếu một người bị đau thắt ngực, họ có thể ngại gắng sức vì sợ đau ngực hoặc các triệu chứng khó chịu khác. Những người bị suy tim có thể bị phù nề, chóng mặt và các triệu chứng khác có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc hàng ngày của họ. Một người bị bệnh tim được chẩn đoán cũng phải sống với căng thẳng khi biết họ mắc bệnh lâu dài có thể dẫn đến biến chứng của bệnh tim, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ.

chóng mặt
Các triệu chứng của bệnh tim tác động đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

2.4. Tiên lượng dài hạn và các biến chứng tiềm ẩn

Tiên lượng bệnh lâu dài cho những người bị bệnh tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại bệnh lý tim mạch, đáp ứng của người đó với thuốc và mức độ nghiêm trọng của bệnh tim. Nếu bác sĩ chẩn đoán một người mắc bệnh tim, thì người đó cần tuân thủ sử dụng thuốc và chế độ sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa các biến chứng khiến bệnh tim càng nặng hơn.

Bệnh tim có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì thế khi có dấu hiệu mắc các bệnh lý tim mạch thì người bệnh nên đến các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, sàng lọc sớm và có hướng điều trị tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan