Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ, từ yếu tố môi trường và cơ thể trẻ. Cha mẹ cần nắm rõ và hạn chế yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

1. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ là do nhiễm virus và vi khuẩn. Trong đó, có 60-70% trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ là do Virus: virus cúm, virus hợp bào hô hấp, Adenovirus. Các loại vi khuẩn khiến trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tinh là: Listeria, Coli, vi khuẩn Gram âm, Phế cầu, Hemophilus Influenza, Klebsiella Pneumococcus, Tụ cầu, liên cầu...

Nhiễm khuẩn phổi ở trẻ có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan mật thiết tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ.

Trong khi đỡ đẻ, việc hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh cũng cần thực hiện vô trùng, nếu không trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn từ các dụng cụ, môi trường, người chăm sóc.

Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi do hít phải nước ối, phân su đã nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ lúc trẻ chuẩn bị chào đời.

Thêm nguyên nhân nữa khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi đó là thai nhi trong tử cung bị thiếu dưỡng khí. Do đó trong quá trình mang thai, người mẹ phải kiểm tra định kỳ, nhất là giai đoạn cuối để phát hiện sớm tình trạng này và có biện pháp can thiệp kịp thời.

nhiem-khuan-ho-hap-cap-tinh-1
Nguyên nhân nữa khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi đó thai nhi trong tử cung bị thiếu dưỡng khí

Ngoài ra, những trẻ sơ sinh thiếu cân do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên dễ bị trào ngược thực quản dạ dày khiến sữa bị hít nhầm vào phổi, gây các triệu chứng thở gấp, hụt hơi, tím tái mắt. Lượng sữa hít vào càng nhiều thì triệu chứng càng nặng, có thể gây ra viêm phổi.

Trẻ bị các bệnh như viêm da, viêm khoang miệng, viêm dây rốn cũng có thể dẫn đến viêm phổi.

2. Các yếu tố nguy cơ làm trẻ dễ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính hơn

Các yếu tố thuận lợi làm trẻ dễ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính như:

  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh.
  • Trẻ đẻ thấp cân (dưới 2500g)
  • Trẻ bị mắc các bệnh hoặc dị tật bẩm sinh: sởi, còi xương, suy dinh dưỡng, tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch bẩm sinh...

Các yếu tố môi trường

  • Khí hậu lạnh, thời tiết giao mùa thay đổi đột ngột, độ ẩm cao.
  • Môi trường đông đúc, ô nhiễm, kém vệ sinh, nhà ở chật chội, ẩm thấp bụi bặm, khói bếp, khói thuốc lá.
  • Trong gia đình có người mắc bệnh lao, hút thuốc lá.
  • Trẻ không được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
  • Chăm sóc trẻ không đúng cách: Trẻ thiếu vitamin A, thiếu máu, thiếu kẽm, không bú mẹ, suy dinh dưỡng...

Trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch của trẻ dưới 5 tuổi thường chưa hoàn chỉnh nên nguy cơ mắc các bệnh do virus gây ra và truyền nhiễm là rất cao. Trẻ cần được bảo vệ bằng việc tiêm vắc-xin đầy đủ với chương trình tiêm vắc-xin cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ cần chủ động theo dõi và đưa trẻ đi tiêm đúng lịch để bảo vệ sức khỏe cho bé.

nhiem-khuan-ho-hap-cap-tinh-2
Chăm sóc trẻ không đúng cách: Trẻ thiếu vitamin A, thiếu kẽm, không bú mẹ, suy dinh dưỡng...

3. Tại sao trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính?

Có những trẻ cứ thời tiết lạnh là lại bị ho nhiều, lần nào đi khám cũng bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, có khi viêm phổi, khi viêm phế quản mặc dù cha mẹ có thể đã chăm sóc trẻ rất kỹ, nhất là khi trời lạnh.

Có thể nói, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là vì đặc điểm về cấu tạo giải phẫu vùng mũi họng của trẻ: họng là ngã tư giao của đường ăn uống và hô hấp.

Trong họng lại có rất nhiều tổ chức lympho phát triển, đặc biệt là nhóm lympho ở vòm mũi họng (vegetation Adenoide gọi là VA). Hơn nữa, trẻ càng nhỏ thì hốc mũi càng hẹp, khi bị viêm nhiễm, chất nhầy sẽ tăng tiết hơn càng khiến hốc mũi hẹp hơn, việc thở bằng mũi khó khăn hơn, khi đó khiến trẻ phải thở bằng miệng.

Vì thế, không khí không được lọc sạch và không được sưởi ấm trước khi vào phổi. Điều này lý giải tại sao trẻ bị viêm mũi họng thì sẽ rất dễ có nguy cơ mắc viêm phế quản, viêm phổi. Biểu hiện khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là: sốt cao hoặc vừa, hắt hơi, ho, nghẹt mũi, chảy mũi, khàn giọng...

Với trẻ dưới 1 tuổi đôi khi có nôn nhiều, quấy khóc, khám họng thấy niêm mạc họng đỏ rực. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, bệnh dễ tiến triển nặng lên gây viêm phế quản, viêm phổi. Đặc biệt bị bội nhiễm liên cầu khuẩn nếu không điều trị đúng sẽ nguy cơ cao biến chứng thấp tim, điều trị vừa lâu dài, tốn kém vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh phổ biến nhất ở trẻ, là nguyên nhân nhập viện và tử vong hàng đầu ở trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Ước tính một em bé dưới 5 tuổi có thể bị Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 5-8 lần mỗi năm.

Để hạn chế nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần chăm sóc, theo dõi trẻ chu đáo, nhất là trẻ có tiền sử hay mắc nhiễm khuẩn hô hấp.

nhiem-khuan-ho-hap-cap-tinh-3
Để hạn chế nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần chăm sóc, theo dõi trẻ chu đáo

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Santorix 1500
    Công dụng thuốc Santorix 1500

    Thuốc Santorix 1500 bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm, được bác sĩ chỉ định sử dụng trong nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết. Để đảm bảo hiệu quả sử ...

    Đọc thêm
  • quadrocef
    Công dụng thuốc Quadrocef

    Quadrocef được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, thành phần chính là cefepim 1g. Thuốc được sử dụng trong điều trị các loại nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, tiết niệu, da-cấu trúc da, khoang bụng, đường mật, phụ ...

    Đọc thêm
  • dalipim
    Công dụng thuốc Dalipim

    Dalipim là kháng sinh nhóm Cephalosporin thường được chỉ định trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa - tiết niệu,... Vậy công dụng và cách sử dụng thuốc như thế nào?

    Đọc thêm
  • Cepimstad 1g
    Công dụng thuốc Cepimstad 1g

    Thuốc Cepimstad 1g có công dụng trong chống nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, da, ổ bụng, đường mật, phụ khoa, tiết niệu, máu; điều trị chứng sốt giảm bạch cầu và viêm màng não vi khuẩn ở trẻ em. ...

    Đọc thêm
  • Mikalogis
    Công dụng thuốc Mikalogis

    Thuốc Mikalogis có thành phần chính là Amikacin sulfate được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc Mikalogis có thể gặp một số tác dụng phụ như các phản ứng ...

    Đọc thêm