Điều trị nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ mang thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bác sĩ Ngoại tiết niệu - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong trong lĩnh vực tiết niệu và tiết niệu chuyên sâu.

Thời kỳ mang thai được xem là yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ. Theo thống kê tỷ lệ mắc phải nhiễm trùng tiểu thai kỳ vào khoảng 8%, trong đó 1-2% sản phụ có triệu chứng và 2-13% sản phụ không biểu hiện triệu chứng gì, gây khó khăn khi phát hiện bệnh. Vậy nhiễm trùng tiểu khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị nhiễm trùng tiểu thai kỳ như thế nào?

1. Nhiễm trùng tiểu thai kỳ là gì?

Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn trong đường tiết niệu, khiến cơ thể tạo ra các phản ứng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn đó.

Nhiễm trùng tiểu ở nữ thường gặp nhiều hơn ở nam, những nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng tiểu ở nam giới thường là do đường bài niệu bị tắc hoặc do những vi khuẩn đặc hiệu như lao, lậu,... gây nên.

Nên xét nghiệm rubella ở thai kỳ từ 7-10 tuần
Thời kỳ mang thai được xem là yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ

Nhiễm trùng tiểu thai kỳ chia làm 3 loại:

  • Nhiễm khuẩn không triệu chứng:
    • Là tình trạng đường tiết niệu của người bệnh bị nhiễm khuẩn nhưng không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.
    • Tỷ lệ mắc mới nhiễm trùng tiểu không triệu chứng ở phụ nữ có thai là từ 2-14%, tương đương với những phụ nữ không mang thai.
    • Những yếu tố làm tăng nhiễm trùng tiểu thai kỳ không triệu chứng bao gồm những thai phụ có bệnh đái tháo đường, thiếu máu, hồng cầu hình liềm, suy giảm miễn dịch, bất thường giải phẫu hệ tiết niệu và chấn thương tủy sống.
    • Theo nghiên cứu, bệnh lý này nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm thì sẽ có đến 20–40% số trường hợp nhiễm trùng tiểu thai kỳ không triệu chứng sẽ diễn tiến đến viêm thận – bể thận cấp.
  • Viêm bàng quang:
    • Viêm bàng quang phần lớn xảy ra ở những thai phụ chưa hề có tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu trước đó nên việc tầm soát không làm giảm được tỷ lệ mắc mới ở phụ nữ có thai.
  • Viêm thận – bể thận cấp:
    • Đây là loại nhiễm trùng đường tiểu nguy hiểm trong thai kỳ vì có thể gây nhiều biến chứng cho thai phụ, tỷ lệ mắc phải từ 1-2%.
    • Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm thận – bể thận cấp là những thai phụ có tiền sử viêm thận – bể thận, có bất thường giải phẫu hệ tiết niệu hoặc có sỏi tiết niệu.
    • Khi mang thai tử cung của sản phụ thường có xu hướng nghiêng và chèn ép về phía bên phải, do đó khi bị viêm thận- bể thận cấp, thận phải của thai phụ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn thận trái.

2. Biểu hiện nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ

Đối với viêm bàng quang, bệnh nhân thường có các triệu chứng:

  • Đái buốt, đái dắt, có khi đái ra máu mủ cuối bãi.
  • Bệnh nhân có cảm giác nóng bỏng, đau rát khi tiểu, có thể sốt nhẹ nhưng thường thì không sốt, người mệt mỏi khó chịu.
  • Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận - bể thận cấp

Đối với viêm thận-viêm bể thận cấp các triệu chứng thường thấy bao gồm:

  • Sốt cao 39oC – 40oC kèm theo rét run, mạch nhanh.
  • Thể trạng thai phụ bị suy sụp nhanh, hốc hác, mệt mỏi li bì
  • Thai phụ thường cảm thấy đau vùng thắt lưng bên phải, có khi đau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục.

Viêm thận - bể thận cấp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm mẹ. Thai phụ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây nên tình trạng suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp,...

3. Nhiễm trùng tiểu điều trị như thế nào?

viêm đường tiết niệu

Đối với những thai phụ bị viêm niệu đạo và viêm bàng quang thì phương pháp điều trị bao gồm:

  • Điều trị ngoại trú, chỉ định bệnh nhân sử dụng kháng sinh phối hợp điều chỉnh chế độ ăn uống.
  • Kháng sinh được ưu tiên lựa chọn để điều trị viêm niệu đạo và bàng quang là các kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam, đây là nhóm thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Uống nhiều nước, bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C.

Trường hợp viêm thận - bể thận cấp được điều trị bằng cách:

  • Điều trị tích cực tại bệnh viện.
  • Khi chưa có kết quả kháng sinh đồ, điều trị kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm của bác sĩ. Trường hợp đã có kết quả kháng sinh đồ cần sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.
  • Đánh giá theo dõi liên tục tình trạng mạch, nhiệt độ cơ thể và huyết áp của bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

35.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Có thể điều trị viêm âm đạo tại nhà không?
    Có thể điều trị viêm âm đạo tại nhà không?

    Em đang nghi ngờ em bị viêm nhiễm âm đạo vì triệu chứng của em giống với những gì em tìm hiểu được. Em thường xuyên bị đau rát trước kỳ kinh. Đến tháng này, trước kỳ kinh em còn ...

    Đọc thêm
  • Butapenem 250
    Công dụng thuốc Butapenem 250

    Butapenem 250 có chứa hoạt chất chính Doripenem (dưới dạng Doripenem monohydrate) hàm lượng 250 mg. Đây là một loại thuốc kháng sinh beta-lactam, thuộc nhóm carbapenem, chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn ổ bụng, ...

    Đọc thêm
  • Klavunamox Pediatric
    Công dụng thuốc Klavunamox Pediatric

    Thuốc Klavunamox Pediatric là bột pha hỗn dịch uống chứa thành phần Amoxicillin và Acid clavulanic, được chỉ định để điều trị nhiễm trùng ở trẻ em. Tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ...

    Đọc thêm
  • Rialcef
    Công dụng thuốc Rialcef

    Thuốc Rialcef được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận bể thận, viêm tai giữa, viêm họng, viêm phế quản cấp và mãn tính,... Vậy công dụng của thuốc Rialcef là gì?

    Đọc thêm
  • thuốc Thycar
    Công dụng thuốc Hancefix

    Hancefix thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc thường được dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm thận – bể thận, viêm phế quản...

    Đọc thêm