Ghép gan từ người cho sống - Triển vọng cho bệnh nhân ung thư gan và các bệnh gan mãn tính giai đoạn cuối

Ghép gan là một phẫu thuật mà bác sĩ thay thế gan bệnh bằng gan lành khoẻ mạnh, từ người cho sống hoặc từ nguồn hiến chết não. Trong hầu hết chỉ định, ghép gan là phương cách duy nhất đem lại sự sống cũng như kéo dài thời gian sống thêm hiệu quả nhất cho bệnh nhân mắc các bệnh gan.

Chỉ định ghép gan

Các chỉ định ghép gan thường gặp ở người lớn như là:

  • Xơ gan giai đoạn cuối (mất bù) đã có biến chứng (nguyên nhân do xơ gan rượu, hoặc viêm gan B mạn)
  • Suy gan cấp (Ngộ độc thuốc Paracetamol, Đợt cấp viêm gan virus mạn...)
  • Ung thư gan (HCC). Chỉ định với tiêu chuẩn Milan ( 1 u đơn độc ≤ 5 cm hoặc có đến 3 u ≤ 3 cm). Chỉ định với tiêu chuẩn UCSF (1 u đơn độc ≤ 5 cm hoặc ≤ 3 u, u lớn nhất ≤ 4.5 cm tống kích thước u ≤ 8 cm). Tiêu chuẩn sinh học (thường áp dụng ở Nhật Bản, Hàn quốc): AFP và PIVKA II <200

Các trường hợp chống chỉ định ghép gan thường gặp: Suy gan cấp nặng – hôn mê gan có phù não không hồi phục. Ung thư gan quá lớn, vượt quá tiêu chuẩn nêu trên; hoặc đã có di căn xa (xương, phổi...).

Quy trình ghép gan

Nếu người bệnh thể trạng yếu, bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện để theo dõi. Người bệnh sẽ được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, xem xét các yếu tố:

  • Tình trạng sức khoẻ và các loại thuốc đang uống
  • Thói quen sinh hoạt (ví dụ: Uống rượu, dùng chất kích thích hoặc hút thuốc)
  • Các thành viên trong gia đình và hệ thống hỗ trợ

Không phải bất kỳ người bệnh nào đến trung tâm ghép gan cũng đều có thể tiến hành ghép. Người bệnh sẽ được đánh giá một số điều kiện ghép gan nhất định:

  • Có bệnh gan nặng mà chữa bằng những phương pháp khác không hiệu quả
  • Không mắc các bệnh tim hoặc phổi nghiêm trọng. Nếu mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần phải được theo dõi và chú ý
  • Sàng lọc không có ung thư nào khác (ngoài ung thư gan)
  • Không uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích
  • Sẵn sàng với việc uống thuốc suốt đời sau khi phẫu thuật
Ghép gan từ người cho sống

Nếu người bệnh đáp ứng được đủ các điều kiện trên thì sẽ được chỉ định ghép gan. Phần lớn người ghép gan đang nhận gan hiến từ người thân, bạn bè. Ví dụ, bố mẹ có thể cho một phần gan của mình để ghép cho con, hoặc con cái trưởng thành hiến gan cho bố mẹ, anh chị em...Đối với người hiến sống cũng cần được đánh giá:

  • Phù hợp về nhóm máu (ABO, Rh) với bệnh nhân
  • Không mắc viêm gan B, HIV, các bệnh lý ung thư
  • Chụp CT Scan : ước tính thể tích gan và các phần gan phải, trái. (Phần gan để lại sau hiến cần đạt >= 40% gan nguyên thủy). Không có bất thường quan trọng về cấu trúc giải phẫu động mạch gan, tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch gan..
  • Chụp cộng hưởng từ: ước lượng độ nhiễm mỡ gan (<10-15%), dựng hình cây đường mật...

Sau khi phẫu thuật, người cho và người nhận gan đều phải được theo dõi sức khỏe trước khi về nhà. Đối với người hiến, thông thường thời gian theo dõi là khoảng 10 ngày sau phẫu thuật. Đối với người nhận, thời gian theo dõi trung bình là 30 ngày. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm định kỳ để chắc chắn rằng gan mới hoạt động tốt.Người được ghép gan sẽ phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời, giúp cơ thể chấp nhận lá gan mới. Thông thường, hệ thống miễn dịch giúp con người khỏe mạnh bằng việc tấn công các vật thể xâm nhập từ ngoài vào, vì vậy hệ miễn dịch có xu hướng đào thải vật ghép. Do đó, để tránh xảy ra việc đào thải lá gan mới, cần ức chế khả năng miễn dịch.

Ghép gan từ người cho sống

Những vấn đề thường có sau khi ghép gan?

  • Biến chứng: Chảy máu (trong ổ bụng từ tổn thương mạch máu lớn hoặc vết mổ). Nhiễm trùng: viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hay vết mổ: liên quan tình trạng ức chế miễn dịch, áp xe tồn dư...; Suy gan cấp: thải ghép cấp - nguy cơ phải lọc máu, lọc huyết tương. Thải ghép mạn, suy thận mạn. Hẹp đường mật, tắc động mạch hay tĩnh mạch gan, tĩnh mạch cửa do hẹp hoặc do huyết khối. Các biến chứng do dùng thuốc thải ghép. Biến chứng ngoại khoa: Tắc ruột, thoát vị vết mổ, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Ngoài các biến chứng có thể gặp phải nêu trên còn có thể gặp các vấn đề khác. Đau bụng: đau vết mổ và vùng mổ bên trong. Chậm nhu động ruột: bụng chướng, đầy hơi, chậm trung tiện. Có thể gặp tràn dịch màng phổi phải phản ứng. Tràn dịch ổ bụng do báng hoặc dò mật sau mổ. Nhiễm trùng, áp xe dưới hoành. Tắc mạch huyết khối tĩnh mạch sau trường hợp nằm lâu ngày...

Phần lớn người ghép gan phục hồi sau phẫu thuật, có thể đi làm và sinh hoạt bình thường. Nhưng cũng có một số khác có những vấn đề ngay sau phẫu thuật hoặc sau một vài năm:

  • Đào thải lá gan mới: Mội số bệnh nhân mặc dù đã uống thuốc chống đào thải, cơ thể vẫn không tiếp nhận lá gan mới
  • Bệnh gan tái phát: Có một số bệnh gan có thể tái phát sau cấy ghép
  • Tác dụng phụ của thuốc chống đào thải: Thuốc có tác dụng phụ trong thời gian ngắn. Ví dụ, thuốc làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Thuốc cũng có những tác dụng phụ lâu dài. Ví dụ, thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc phải của một số loại ung thư

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan