Thế nào là không dung nạp rượu?

Không dung nạp rượu có thể gây ra phản ứng ngay lập tức, khó chịu sau khi uống rượu. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất là nghẹt mũi và đỏ da.

1. Không dung nạp rượu là gì?

Không dung nạp rượu là khi cơ thể không có các enzym thích hợp để chuyển hóa các chất độc trong rượu hoặc không thể phân hủy rượu hiệu quả. Cách duy nhất để ngăn chặn những phản ứng khó chịu này là tránh uống rượu.

Nguyên nhân gây ra không dung nạp rượu có thể gây ra bởi từ phản ứng với một thứ gì đó trong đồ uống có cồn - chẳng hạn như hóa chất, ngũ cốc hoặc chất bảo quản, chứ không phải dị ứng thực sự như nhiều người lầm tưởng. Trong một số trường hợp, phản ứng gây ra do sử dụng rượu kết hợp một số loại thuốc nhất định. Không dung nạp rượu không hẳn là một dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng yêu cầu chẩn đoán và điều trị. Tránh xa rượu bia là cách duy nhất để ngăn chặn những vấn đề này.

2. Các triệu chứng của không dung nạp rượu

Đỏ mặt
Đỏ mặt, ngứa da là triệu chứng điển hình của không dung nạp rượu

Các dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp rượu ( hay còn gọi là phản ứng với các thành phần trong đồ uống có cồn) bao gồm:

Không dung nạp nhẹ với rượu hoặc chất gì khác trong đồ uống có cồn có thể không cần đến bác sĩ. Biện pháp đơn giản nhất chỉ cần tránh và hạn chế uống rượu hoặc tránh một số loại đồ uống có cồn.

Tuy nhiên, nếu bạn có một số phản ứng nghiêm trọng hoặc đau dữ dội hãy đi khám bác sĩ. Ngoài ra, nếu các triệu chứng của bạn dường như có liên quan đến dị ứng hoặc phản ứng với thuốc bạn đang dùng cũng được khuyến cáo nên đến bệnh viện để được điều trị.

3. Nguyên nhân không dung nạp rượu

Không dung nạp rượu xảy ra khi cơ thể bạn không có các enzyme thích hợp để phân hủy (chuyển hóa) các chất độc trong rượu. Nguyên nhân gây ra các phản ứng này bởi các đặc điểm di truyền, thường thấy nhiều nhất ở người châu Á.

Các thành phần khác thường được tìm thấy trong đồ uống có cồn, đặc biệt là trong bia hoặc rượu vang, có thể gây ra phản ứng không dung nạp, như:

  • Sulfites hoặc chất bảo quản khác
  • Hóa chất, ngũ cốc hoặc các thành phần khác
  • Histamine, sản phẩm phụ của quá trình lên men hoặc sản xuất bia

Trong một số trường hợp, các phản ứng có thể được kích hoạt bởi một dị ứng thực sự với một loại ngũ cốc như ngô, lúa mì hoặc lúa mạch đen hoặc với một chất khác trong đồ uống có cồn.

Hiếm khi, đau dữ dội sau khi uống rượu là dấu hiệu của một rối loạn nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư hạch Hodgkin.

4. Các yếu tố rủi ro

Các yếu tố rủi ro không dung nạp rượu hoặc các phản ứng khác với đồ uống có cồn bao gồm: Là người gốc Á có các dấu hiệu: hen suyễn hoặc sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng); bị dị ứng với ngũ cốc hoặc với thực phẩm khác; bị ung thư hạch Hodgkin

5. Biến chứng

Đau đầu do căng thẳng stress kéo dài
Uống rượu có thể kích hoạt chứng đau nửa đầu ở một số người

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các biến chứng không dung nạp rượu hoặc các phản ứng khác với đồ uống có cồn có thể bao gồm:

  • Đau nửa đầu: Uống rượu có thể kích hoạt chứng đau nửa đầu ở một số người, do trong một số đồ uống có cồn có chứa thành phần histamines. Hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng giải phóng histamines trong một phản ứng dị ứng.
  • Một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Trong những trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng có thể đe dọa tính mạng (phản ứng phản vệ) và cần điều trị khẩn cấp.

Thực tế, không có gì có thể ngăn chặn phản ứng với rượu hoặc các thành phần trong đồ uống có cồn. Để tránh phản ứng, biện pháp tốt nhất và an toàn nhất là tránh rượu hoặc các chất gây ra phản ứng cho cơ thể.

Bạn nên lưu ý đọc nhãn đồ uống để xem liệu chúng có chứa thành phần hoặc chất phụ gia mà gây ra phản ứng cho cơ thể, chẳng hạn như sulfites hoặc một số loại ngũ cốc. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng các nhãn có thể không liệt kê tất cả các thành phần.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan