Lời khuyên để có cuộc sống "hài hòa" với một đứa trẻ sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bạn đã trải qua quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh nở, và giờ bạn đã sẵn sàng về nhà và bắt đầu cuộc sống mới. Tuy nhiên, khi về nhà, bạn có thể cảm thấy không biết phải làm gì để nuôi con nhỏ. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn cảm thấy tự tin về việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

1. Thay tã

Thay tã có lẽ là điều đáng sợ nhất trong tất cả các hoạt động chăm sóc em bé. Sự thật là tã sử dụng một lần của ngày nay đã trở nên tiện dụng và dễ dàng sử dụng hơn nhiều so với các loại tã vải được sử dụng từ trước kia.

Tã dùng một lần ở bán ở khắp mọi nơi và có rất nhiều thương hiệu khác nhau để lựa chọn với đa dạng giá cả, chủng loại và tính năng. Nhưng cách thay tã của tất cả các loại nào đều như nhau, do đó, bạn có thể an tâm thay tã một cách dễ dàng và tiện lợi.

1.1 Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng thay tã

Bước đầu tiên là chuẩn bị. Bạn tập hợp các đồ dụng để thay tã như tã sạch, khăn lau, thuốc mỡ... bất cứ điều gì bạn cần để thay tã cho em bé. Vì lý do an toàn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ trước khi thay tã cho trẻ và không nên để trẻ ở một mình trên bàn thay tã do có nguy cơ ngã. Bạn nên mở sẵn một hoặc cái bỉm để sẵn sàng sử dụng ngay.

1.2 Cho trẻ nằm xuống

Hầu hết bố mẹ nên chuẩn bị bàn thay tã hay khu vực riêng để thay tã cho trẻ. Nếu bạn có bàn thay tã, hãy chắc chắn sử dụng dây đeo để đảm bảo an toàn cho bé. Không bao giờ để bé một mình khi thay tã. Tháo tã cũ ở mặt trên, tuy nhiên đừng vội kéo bỉm ra khỏi bên dưới mông của em bé và giữ nguyên.

1.3 Nắm chân

Nắm lấy mắt cá chân của em bé và nhẹ nhàng nhấc từ dưới lên và bắt đầu rửa phần dưới bằng khăn lau. Nếu phần mông của bé bị bẩn nhiều, bạn có thể sử dụng phần trước của tã cũ để loại bỏ một phần các chất thải của bé trước. Khi bạn hoàn thành với mỗi lần lau, nhẹ nhàng đặt khăn bẩn vào dưới tã của trẻ. Khi da bé sạch sẽ, kéo tã ra và lau ra từ bên dưới và đặt nó sang một bên.

Thay tã không còn là nỗi đáng sợ của các bà mẹ bởi các loại tã được thiết kế rất tiện lợi
Thay tã không còn là nỗi đáng sợ của các bà mẹ bởi các loại tã được thiết kế rất tiện lợi

1.4 Đóng tã sạch cho trẻ

Đặt tã mới và sạch vào dưới mông em bé và dính các điểm ở hai bên hông (một số loại bỉm không cần dính). Lưu ý, nếu trẻ sơ sinh vẫn còn dây rốn, bạn cần phải gập phần trên của tã xuống để tránh tã đè lên cuống rốn.

1.5 Dọn dẹp

Sau khi mặc lại quần áo của em bé, lấy tã cũ và sử dụng các điểm dính trên để cuộn và làm chặt bỉm đã sử dụng. Đặt bỉm đã sử dụng vào trong thùng tã bản hoặc thùng rác. Một kinh nghiệm nhỏ là bạn nên đặt dung dịch khử trùng cạnh bàn thay bỉm hay vị trí thay bỉm để sử dụng ngay sau khi bạn đã bỏ bỉm bẩn. Nếu không có, bạn nền nhờ người khác trông bé hoặc đặt bé xuống nền phẳng an toàn và đi rửa tay với xà bông.

Nếu bạn không thay tã cho bé thường xuyên, bé sẽ bị hăm tã. Để tìm hiểu các triệu chứng hăm tã ở bé và cách xử lý, phòng tránh, bạn có thể đọc chi tiết tại bài viết: Hăm tã ở trẻ em: Nguyên nhân, hướng dẫn xử trí.

2. Tắm cho bé

Tắm có thể là một thời gian thư giãn tuyệt vời cho bạn và em bé. Dưới đây là một số điều cơ bản về tắm cho bé. Bạn nhớ nói chuyện với bé khi bạn đang tắm, do trẻ rất thích tương tác trong khi tắm, giúp kích thích não bộ phát triển và làm cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

2.1 Chuẩn bị

Chuẩn bị thường là bước đầu tiên với bất cứ điều gì bạn cần phải làm với em bé. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị khăn tắm, khăn lau, xà bông hoặc kem dưỡng da mà bạn định sử dụng cho em bé.

Không quan trọng bạn đang sử dụng loại bồn nào, cho dù đó là bồn tắm thông thường, bồn tắm trẻ em hay chậu tắm cho em bé, nhưng bạn cần chuẩn bị nước sạch, lượng vừa đủ và nhiệt độ phù hợp, khoảng 37.8 độ C. Một bí kíp để biết nhiệt độ đã vừa hay chưa, bạn nên thử nước bằng mặt trong của cổ tay của bạn. Bên cạnh đó, phòng tắm cũng cần phải ấm và tránh gió lùa.

2.2 Cởi bỏ quần áo

Nói chuyện với em bé khi bạn cởi bỏ quần áo. Giữ trẻ gần bạn sẽ khiến trẻ cảm thấy an toàn. Nếu bé không thích cởi bỏ hoàn toàn quần áo khi tắm, hãy thử tắm bọt biển trong vài tuần đầu, và từ từ cởi quần áo của trẻ và quấn trẻ trong một chiếc khăn và chỉ bỏ khăn ra khi bắt đầu tắm.

Thời gian tắm mẹ nên trò chuyện với con để con thấy thích thú hơn
Thời gian tắm mẹ nên trò chuyện với con để con thấy thích thú hơn

2.3 Bắt đầu tắm

Đặt em bé vào bồn, nhưng luôn giữ trẻ bằng một tay để đảm bảo an toàn. Sử dụng bàn tay còn lại hoặc nhờ người khác lấy khăn lau và bắt đầu tắm cho em bé. Nhớ bắt đầu tắm từ mặt và cổ và làm khu vực vùng kín cuối cùng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại xà bông dành cho bé vừa có thể tắm toàn thân và gội tóc hoặc bạn cũng có thể không sử dụng xà bông cho trẻ.

2.4 Kết thúc

Sau khi em bé được tắm xong, bạn hãy bọc trẻ trong một chiếc khăn khô, sạch. Dùng khăn để lau khô cho bé. Nếu bạn muốn, bạn có thể sử dụng kem dưỡng da cho bé sau khi tắm, mặc dù hầu hết các bé không cần thiết. Sau đó, mặc tã sạch và quần áo cho bé. Khi bé đang ngủ hoặc có người khác trông bé, bạn sẽ có thời gian để dọn dẹp lại bồn tắm.

Xem thêm: Lưu ý khi tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn

3. Cho con bú

Sử dụng thời gian cho trẻ bú để bố mẹ giao tiếp bằng mắt và bế bé là những cách tuyệt vời để tăng sự gắn kết giữa bố mẹ và trẻ.

Bạn có thể chọn bất kỳ tư thế nào mà bạn muốn, cho dù đó là tư thế ngồi hoặc nằm. Tư thế này nên là tư thế ăn tốt nhất cho em bé và giúp bạn thoải mái nhất. Điều này có thể thay đổi theo tuổi của em bé, mức độ thoải mái của bạn và thậm chí thời gian trong ngày. Nhiều bà mẹ chọn tư thế ngồi thẳng và bế trẻ để cho con bú. Điều này cho phép bạn giữ em bé bằng một tay và sử dụng tay kia để hỗ trợ bé bú hoặc di chuyển vú.

Cho dù bạn quyết định tư thế nào, hãy đặt một chiếc gối dưới lưng để giúp bạn khi bế em bé lên sẽ làm giảm căng thẳng cho cổ và lưng của bạn. Bạn có thể tham khảo một số tư thế bú phù hợp với trẻ sơ sinh trong bài viết Các tư thế cho con bú phù hợp để bé có thể ăn hiệu quả nhất và cảm thấy thoải mái nhất cho cả mẹ và trẻ.

Mẹ nên chọn tư thế bú thoải mái nhất cho cả mẹ và bé
Mẹ nên chọn tư thế bú thoải mái nhất cho cả mẹ và bé

4. Bé nên ngủ thế nào?

Trong những tuần đầu tiên của cuộc đời, một số cha mẹ sẽ để trẻ ngủ cùng trong phòng với cha mẹ. Trẻ sẽ ngủ trong cũi hoặc nôi. Điều này giữ em bé gần bố mẹ để bố mẹ cho trẻ ăn, vỗ về và theo dõi trẻ vào ban đêm. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên bạn nên dùng chung phòng với trẻ nhưng không cho trẻ nằm chung giường với bố mẹ.

Mặc dù việc chia sẻ phòng là an toàn, nhưng việc cho trẻ ngủ trên giường với bạn thì không. Nằm chung giường làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) và các trường hợp tử vong liên quan đến giấc ngủ khác.

Thực hiện theo các hướng dẫn sau đây để tạo môi trường ngủ an toàn cho bé của bạn:

  • Luôn đặt bé nằm ngửa để ngủ, không nằm sấp hay nằm nghiêng. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc SIDS;
  • Sử dụng nôi, giường hoặc cũi vững chắc;
  • Không đặt bất cứ thứ gì vào cũi hoặc nôi khi bé đang ngủ;
  • Tránh quá nóng. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ sơ sinh. Theo dõi các dấu hiệu quá nóng, chẳng hạn như đổ mồ hôi hoặc cảm thấy nóng khi chạm vào da của trẻ;
  • Giữ em bé của bạn tránh xa những người hút thuốc. Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ SIDS;
  • Đặt bé ngủ với núm vú giả. Nhưng nếu em bé của bạn từ chối núm vú giả, thì bạn cũng đừng ép buộc. Nếu núm vú giả rơi ra trong khi ngủ, bạn cũng không cần phải đưa núm vú giả vào miệng bé.
Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Với những bà mẹ sinh con đầu lòng, cần phải có một thời gian nhất định mới có thể quen dần với việc chăm sóc trẻ. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình này, đừng căng thẳng, hãy tìm đến các chuyên gia tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn.

Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ dễ mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Nguồn tham khảo: verywellfamily.com, kidshealth.org, babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan