Nhu cầu chất béo ở trẻ em theo độ tuổi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chất béo là một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ em nói riêng và đối với cơ thể nói chung. Nhu cầu chất béo của trẻ em có thể khác nhau tùy theo độ tuổi và thể trạng.

1. Chất béo đóng vai trò gì đối với trẻ em?

Chất béo (hayLipid) là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của trẻ em. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất béo có chức năng tham gia vào các cấu trúc của cơ thể và thậm chí ở người trưởng thành, cơ thể có đến 18% - 24% trọng lượng cơ thể là chất béo.

Chất béo có mặt ở nhiều vị trí quan trọng của cơ thể như màng tế bào, các màng nội quan tế bào như ti thể, nhân,... do đó góp phần duy trì các hoạt động sống của tế bào. Không những vậy, chất béo còn có vai trò dự trữ năng lượng, điều hoạt các hoạt động và bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi về nhiệt độ ngoài môi trường.

Chức năng chính của chất béo là cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp cơ thể hấp thu – vận chuyển các vitamin tan trong dầu mỡ. Thông thường, 1 gram chất béo có thể cung cấp cho cơ thể 9 kcal – gấp 2 lần so với chất đạm và chất đường bột. Chất béo cũng là dung môi cho các vitamin thiết yếu nhưvitamin A,vitamin D,vitamin Evitamin K.

Chất béo lành mạnh ảnh hưởng tốt tới sức khỏe như thế nào?
Chất béo đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể

2. Nhu cầu về chất béo ở trẻ em theo độ tuổi

Tại Việt Nam, Viện Dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế khuyến nghị người trưởng thành nên tiêu thụ chất béo hàng ngày từ 18% đến 25% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Tuy nhiên, đối với trẻ em, nhu cầu chất béo hàng ngày cần phải tiêu thụ là cao hơn so với lượng khuyến nghị.

Cụ thể, đối với nhóm trẻ sơ sinh đang bú mẹ, có đến 50% - 60% năng lượng của bé đều đến từ chất béo trong sữa mẹ, nên trẻ em dưới 6 tháng cần phảibú sữa mẹ hoàn toàn, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu chất béo ở trẻ.

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh dưới 6 tháng cần phải được ăn thức ăn thay thế sữa mẹ, thì lượng chất béo phải đạt ít nhất 40% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn.

Ở trẻ em từ 6 tháng đến 11 tháng tuổi, tỷ lệ chất béo cần đạt khoảng 40% tổng năng lượng cho lứa tuổi và đối với trẻ em từ 1 đến 3 tuổi, con số này dao động từ 35% đến 40%.

Để giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong việc tính toán thành phần chất béo cho khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, bảng dưới đây sẽ quy nhu cầu chất béo ở trẻ thành đơn vị gram/ngày:

Phụ huynh cần lưu ý rằng, cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi có xu hướng phát triển rất nhanh và acid arachidonic là một loại acid béo thiết yếu cho quá trình này. Acid Arachidonic có nhiều trong mỡ động vật. Do đó, các nhà dinh dưỡng khuyến nghị tỷ lệchất béo động vậtchất béo thực vật trong khẩu phần ăn của trẻ nên là 70% : 30%.

Tuy nhiên, khi trẻ đã bắt đầu đi học, việc kiểm soát lượng chất béo hàng ngày là cần thiết để hạn chế tình trạng thừa cân-béo phì.

3. Tình trạng béo phì ở trẻ em

Nhu cầu chất béo ở trẻ nếu như không được đáp ứng đầy đủ, nguy cơ trẻ em bị suy dinh dưỡng là rất cao do không thể hấp thụ các loại vitamin cần thiết, năng lượng suy yếu, ... và cơ thể trở nên mệt mỏi.

Tuy nhiên, việc đáp ứng quá mức nhu cầu chất béo cũng có mặt trái, đó là chứng béo phì ở trẻ em. Trong thời gian gần đây, có đến khoảng 25% trẻ em/thanh thiếu niên ở nhiều quốc gia bị thừa cân hoặc bị béo phì, từ đó làm tăng nguy cơ cho nhiều chứng bệnh nghiêm trọng hơn như hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,...

Bên cạnh vấn đề về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bé cũng có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực.Trẻ thừa cân/béo phì gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp xúc những đứa trẻ khác và rất khó tham gia vào hoạt động thể thao. Cảm giác xấu hổ, chán nản,... sẽ khiến trẻ thu mình lại và ngày càng ít giao tiếp hơn, thậm chí có thể gây ra chứng tự kỷ, trầm cảm ở trẻ em.

Quản lý chất béo trong khẩu phần ăn nhằm phòng tránh tình trạng béo phì ở trẻ em

Béo phì
Việc kiểm soát lượng chất béo giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ

Để đảm bảo lượng chất béo bạn cung cấp cho trẻ có giá trị dinh dưỡng cao cũng như kiểm soát tốt cân nặng của bé, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn vặt/thức ăn nhanh có nguồn calo cao nhưng giá trị dinh dưỡng kém.
  • Khuyến khích và hỗ trợ bé thực hiện các hoạt động thể chất để đốt cháy lượng chất béo bên trong cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất và tăng cân lành mạnh.
  • Không nên để bé xem TV, chơi máy tính quá nhiều vì điều này sẽ hình thành thói quen thụ động, lười tập thể dục của bé.

Nhìn chung, việc đáp ứng tốt nhu cầu chất béo ở trẻ theo từng độ tuổi sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng mạnh mẽ và an toàn của trẻ, hạn chế được các nguy cơ sức khỏe lâu dài.

Tình trạng thiếu chất béo hoặc thừa chất béo đều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn dinh dưỡng quan trọng này.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa vitamin và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan