Sốt co giật ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Sốt cao co giật ở trẻ em là một tình trạng có thể gặp phải khi trẻ bị nhiễm trùng. Vậy sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không, khi thấy trẻ bị co giật do sốt thì cần làm gì để không gây ra biến chứng?

1. Tổng quan về sốt co giật ở trẻ em

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể trên 37.5 độ C. Từ 37.5 - 38 độ C được xem là sốt nhẹ, từ 38 - 39 độ C được xem là sốt vừa, từ 39 - 40 độ C được xem là sốt cao, và trên 40 độ C được xem là sốt rất cao.

Sốt co giật ở trẻ em có biểu hiện là những cơn co cứng người, thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở những trẻ trong độ tuổi từ 12 - 18 tháng.

Sốt co giật ở trẻ em xảy ra khi trẻ bị sốt trên 38 độ C, trẻ không có dấu hiệu nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, bất thường chuyển hóa toàn thân nhưng trước đó từng bị co giật không do sốt.

Sốt co giật ở trẻ em có thể do các nguyên nhân sau gây ra:

  • Nhiễm trùng: Nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, bao gồm cả do chủng ngừa đều có thể gây ra sốt cao và co giật, thậm chí sau khi chủng ngừa từ 1 - 2 tuần trẻ vẫn có thể bị sốt.
  • Di truyền: Tiền sử gia đình có người thân (cha mẹ, anh chị em,...) từng bị co giật do sốt.

Nguyên nhân khác: Sốt co giật ở trẻ em có thể

2. Các loại sốt co giật ở trẻ em và triệu chứng

Có 03 loại sốt co giật ở trẻ em với các triệu chứng co giật như sau:

  • Co giật do sốt đơn thuần: Co giật toàn thể kéo dài dưới 5 phút, trong vòng 24 giờ không có tái phát.
  • Co giật do sốt phức tạp: Co giật chỉ xảy ra ở một bên cơ thể, một bên chi, có thể kéo dài lên đến 15 phút. Trong vòng 24 giờ có thể xuất hiện nhiều hơn 2 cơn co giật và gây liệt nửa người thoáng qua.
  • Động kinh do sốt: Sốt cao co giật ở trẻ em nguy hiểm nhất là từng cơn co giật hoặc liên tục, kèm theo rối loạn tri giác, cơn co giật khu trú và có thể kéo dài hơn 30 phút. Trong khi co giật, mắt vẫn có thể mở và nhìn sang một bên. Động kinh do sốt thường xảy ra ở trẻ sốt cao trên 39 độ C, có tiền sử gia đình bị bệnh lý thần kinh hoặc động kinh.

3. Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sốt co giật ở trẻ em rất nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Nếu không xử trí kịp thời, co giật do sốt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Động kinh: Trẻ bị sốt cao co giật dễ bị bệnh động kinh, đặc biệt là ở những trẻ dưới 12 tháng tuổi, cơn co giật kéo dài (trên 5 phút) và xuất hiện nhiều lần trong vòng 24 giờ. Những trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh động kinh, mắc bệnh viêm não, viêm màng não, ... hoặc bẩm sinh não bị tổn thương có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh khi sốt.
  • Tổn thương não: Sốt cao co giật ở trẻ em làm ảnh hưởng đến não bộ vì các dây thần kinh phải phóng điện liên tục và đột ngột. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể làm các tế bào não bị tổn thương và ảnh hưởng đến trí nhớ, cảm xúc, hành vi hay ngôn ngữ của trẻ.
  • Hội chứng rối loạn tic (tật máy giật): Đây là một trong những hệ quả do sốt cao co giật ở trẻ em gây ra. Hội chứng rối loạn tic hay còn gọi là tật máy giật là một dạng rối loạn vận động hoặc rối loạn phát âm không có chủ đích, thường xảy ra nhanh chóng và bất ngờ, lặp lại nhiều lần với những biểu hiện như nói lắp, nói lẩm bẩm, giật cơ hàm, lắc đầu liên tục, tự cắn môi - miệng, tự nhảy nhót, la hét, ho, thở dốc.
  • Tăng động giảm chú ý: Sốt cao co giật ở trẻ em có thể gây bệnh tăng động giảm chú ý, với các biểu hiện như khó tập trung, thường xuyên bị kích động, phấn khích, hay có những hành động thái quá và khó kiểm soát. Trong các biến chứng co giật do sốt, tăng động giảm chú ý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ.
  • Hoạt động và tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng: Sốt co giật ở trẻ em nếu xảy ra bất ngờ có thể khiến trẻ bị ngất hoặc té ngã chấn thương. Co giật cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, trẻ cảm thấy sợ hãi, tự ti, hay cáu gắt và có thể tự làm mình bị tổn thương.

4. Làm gì khi thấy sốt cao co giật ở trẻ em?

Sốt co giật ở trẻ em với cơn co giật kéo dài dưới 5 phút có thể là co giật lành tính. Trong trường hợp này, cha mẹ cần bình tĩnh và giữ tinh thần của trẻ ổn định để đưa trẻ thăm khám bác sĩ.

Sốt cao co giật ở trẻ em với các cơn co giật kéo dài hơn 5 phút và xuất hiện nhiều hơn 2 lần trong ngày, đây là những biểu hiện nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ lâu dài. Khi thấy trẻ bị sốt cao và co giật, cha mẹ cần lưu ý các bước sau để tiến hành sơ cứu cho trẻ kịp thời.

  • Đặt trẻ nằm trên một mặt phẳng, hạn chế những đồ nhọn xung quanh.
  • Để trẻ nằm nghiêng sang một bên để đường thờ được thông thoáng, đầu thấp hơn so với phần thân để dịch trong cơ thể không tràn ngược vào phổi và khiến đường hô hấp của trẻ bị tắc nghẽn.
  • Khi thấy sốt cao co giật ở trẻ em, nhanh chóng nới lỏng quần áo của trẻ, chèn khăn mềm vào giữa hai hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi.
  • Nhanh chóng dùng một chiếc khăn ấm lau bẹn và nách để hạ nhiệt cơ thể trẻ. Dùng thuốc hạ sốt dạng đặt hậu môn để nhanh chóng hạ sốt cho trẻ.
  • Đưa trẻ đi cấp cứu ngay để kịp thời xử trí trước khi cơn co giật tiếp theo xảy ra.

5. Phòng ngừa sốt cao co giật ở trẻ em

Sốt cao co giật ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể để lại những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Để phòng ngừa trẻ bị co giật do sốt, cần lưu ý:

  • Ngay khi trẻ bị sốt, cần cho trẻ uống nhiều nước để bù nước và điện giải.
  • Không ủ ấm trẻ, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Chú ý theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên bằng nhiệt kế.
  • Khi trẻ sốt từ 39 độ C trở lên, nên hạ sốt cho trẻ bằng cách lau người bằng khăn ấm.
  • Khi thấy sốt cao co giật ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý giữ bình tĩnh để xử trí đúng cách qua cơn co giật, sau đó nhanh chóng đưa trẻ cấp cứu để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp và phòng ngừa được các cơn co giật tiếp theo.

Sốt co giật ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như động kinh, tổn thương não, tăng động giảm chú ý, hội chứng rối loạn tic và ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của trẻ. Vì vậy, khi thấy trẻ bị co giật do sốt, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để phòng ngừa gặp phải biến chứng kể trên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

569 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan