Tẩy giun ở trẻ: Những điều cha mẹ cần biết

Bài viết bởi Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Giun sán là những ký sinh trùng sống trong cơ thể người và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trẻ em như sức khỏe, dinh dưỡng, phát triển nhận thức, khả năng tiếp cận và đạt thành tích trong học tập. Vì thế, các bậc cha mẹ cần chú ý ngoài việc phòng tránh giun sán theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì cần thực hiện tẩy giun định kỳ cho trẻ.

1. Tại sao trẻ em bị nhiễm giun?

Giun đường ruột là ký sinh trùng như sán dây, giun tròn, giun kimgiun móc... Chúng nằm trong thành ruột của người và động vật và dẫn đến các bệnh lý nếu không được điều trị. Môi trường xung quanh mất vệ sinh ô nhiễm nguồn nước hoặc thực phẩm là nguyên nhân phổ biến để giun đường ruột xâm nhập vào cơ thể con người. Theo đó, việc chẩn đoán sớm có thể giúp xác định loại giun mà trẻ bị nhiễm. Từ đó các bác sĩ sẽ có hướng điều trị và kê đơn thuốc phù hợp.

Một số nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm giun sán là do:

  • Nước ô nhiễm
corona có lây từ thú cưng sang người không?
Thú cưng bị nhiễm sán có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm giun sán

  • Vệ sinh kém
  • Ăn đồ ăn chưa nấu chín
  • Thói quen mút tay ở trẻ
  • Gặm đồ chơi
  • Thú cưng bị nhiễm giun
  • Không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

2. Triệu chứng nhiễm giun ở trẻ em

Dưới đây là một số triệu chứng có thể khi trẻ nhiễm giun sán:

  • Đau bụng
  • Đỏ hoặc nổi mẩn đỏ ở mông
  • Thấy giun ở hậu môn
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Sút cân
  • Thiếu máu có thể liên quan đến giun ký sinh.
  • Máu trong phân
  • Táo bón
  • Đi tiểu thường xuyên
táo bón
Nhiễm giun gây táo bón ở trẻ

3. Phương pháp điều trị

Tẩy giun phụ thuộc vào loại giun và triệu chứng ở trẻ. Những loại giun như sán dây sẽ tự chết nếu trẻ tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp nên tham khảo và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì giun đẻ trứng bên trong cơ thể vật chủ và tiếp tục nhân lên nếu không được điều trị, điều này khiến cho việc tẩy giun trở lên khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Theo đó, thuốc tẩy giun cho trẻ em khác nhau tùy theo tuổi của trẻ và loại giun mà trẻ bị nhiễm.

4. Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm giun ở trẻ?

  • Rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Rửa trái cây hoặc rau quả đúng cách trước khi ăn, và cần đảm bảo rằng bất cứ thứ gì trẻ ăn đều không bị nhiễm giun
  • Không cho trẻ ăn thực phẩm chưa nấu chín
  • Tránh uống nước từ những nơi công cộng và luôn uống nước lọc.
Nước rửa tay khô có tác dụng diệt khuẩn thế nào?
Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách để ngăn ngừa nhiễm run ở trẻ

5. Câu hỏi đáp thường gặp về việc tẩy giun cho trẻ

5.1 Tôi nên tẩy giun cho con thường xuyên như thế nào?

Trả lời: Theo khuyến cáo của WHO, tẩy giun sáu tháng một lần là đủ.

5. 2. Giun ở trẻ em trông như thế nào?

Trả lời: Giun kim là loại giun phổ biến nhất ở trẻ em, có hình sợi trắng, thường xuất hiện ở hậu môn vào buổi tối

5.3. Tác dụng phụ của trẻ em tẩy giun là gì?

Trả lời: Thông thường, thuốc tẩy giun không có tác dụng phụ nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, có thể có tác dụng phụ nhẹ như buồn nôn, nhức đầu nhẹ và nôn.

5.4. Trẻ sơ sinh có bị giun không?

Trả lời: Mọi người đều có thể nhiễm giun bất kể tuổi tác, tuy nhiên trẻ sơ sinh thì ít gặp hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân do nhiễm trùng sau sinh
Trẻ sơ sinh là đối tượng ít bị giun

5.5. Có một độ tuổi đặc biệt để tẩy giun?

Trả lời: 2 tuổi là tuổi khuyến cáo nên bắt đầu tẩy giun định kỳ

Tình trạng nhiễm giun sán hiện nay ở nước ta đang cao ở mức đáng báo động. Do đó, mỗi người cần có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Trước hết, cần loại bỏ ngay những thói quen khiến trẻ dễ nhiễm bệnh, xây dựng một lối sống an toàn, khỏe mạnh. Ngoài ra, bố mẹ cần quan sát những biểu hiện bất thường để kịp thời phát hiện bệnh và không quên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần.

Để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, bạn cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám khi có biểu hiện bất thường.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan