Trẻ 31 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Thiết lập hợp lý chế độ dinh dưỡng cho trẻ 31 tháng tuổi là một trong những cách chăm sóc răng miệng cho bé tốt để giúp bé có hàm răng khỏe mạnh trong suốt cuộc đời.

1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của các em bé. Tạo thói quen ăn uống lành mạnh sớm sẽ đảm bảo bé có hàm răng chắc khỏe khi lớn lên.

Trẻ 31 tháng vẫn có thể rất kén ăn, hãy theo dõi xem những món bé thích ăn. Và quan trọng vẫn là kiên nhẫn. Giúp bé bằng cách cung cấp nhiều lựa chọn thực phẩm lành mạnh.

Trẻ 31 tháng ăn gì? Là thắc mắc của đại đa số các bậc cha mẹ, để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho con:

  • Thứ nhất là trong thực đơn cho trẻ 31 tháng tuổi nên có đủ 4 nhóm thực phẩm chính trong mỗi bữa (tinh bột, củ quả và rau xanh, chất đạm và dầu mỡ).
  • Thứ hai: số lượng thức ăn, bữa ăn cần căn cứ vào độ tuổi của trẻ để điều chỉnh.
  • Thứ ba: cần đảm bảo 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ với các đồ ăn nhẹ.

Một điểm cần lưu ý là bạn không nên coi thường việc cho trẻ ăn nhiều vào bữa sáng. Sáng cần ăn nhiều, thường thì có bánh mặn, bánh ngọt, trứng gà, sữa bò, cháo... có thể kết hợp cùng với các loại thức ăn nhẹ khác, chất dinh dưỡng chiếm khoảng 25% số lượng thức ăn cả ngày.

Bữa trưa chiếm khoảng 35% và bữa tối nên cho trẻ ăn hơi nhạt, chất dinh dưỡng chiếm khoảng 30% tổng số lượng thức ăn cả ngày.

Chế độ ăn kiêng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm chính

2. Chăm sóc răng miệng

Nếu chế độ dinh dưỡng cho trẻ 31 tháng tuổi thay đổi liên tục, trẻ ăn nhiều đường, thực phẩm và nước giải khát chế biến sẵn làm tăng mức độ hủy hoại răng. Khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ nhỏ là cách tốt để giúp con bạn có hàm răng khỏe mạnh.

trẻ 31 tháng tuổi nguy cơ sâu răng là rất cao. Để ngăn ngừa tình trạng này các bậc cha mẹ cần:

  • Không được cho bé bú mẹ hoặc bú bình với các loại sữa có vị ngọt, thuốc bổ, nước ngọt hoặc nước trái cây khi ngủ. Vi khuẩn trong miệng bé sẽ ăn đường trong đồ uống và hình thành mảng bám axit trên bề mặt răng và gây ra sâu răng.
  • Không để con bạn đi ngủ với bình sữa hoặc đồ uống có đường khác.
  • Nếu bé thích mút một cái gì đó để dễ ngủ, có thể dùng núm vú giả (không khuyến khích)
  • Tránh cho bé ăn vặt thường xuyên. Ba bữa chính và hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày là đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
  • Nếu em bé của bạn bị khô miệng (thiếu nước bọt) và hôi miệng, bé có nguy cơ bị sâu răng.
  • Chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ lúc mới sinh. Tập cho bé bỏ dần bú bình từ 12 tháng tuổi và khuyến khích bé học cách uống bằng ly.

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con thì thực đơn thực đơn cho trẻ 31 tháng tuổi phải cần chú ý:

  • Ăn nhiều loại thức ăn, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi, ít axit và đường.
  • Cho trẻ ăn những món ăn nhẹ lành mạnh như sữa chua và trái cây.
  • Cung cấp một chế độ dinh dưỡng gồm nhiều loại trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và các sản phẩm sữa.
  • Tránh đồ ăn nhẹ có đường như kẹo, trái cây khô và bánh ăn sáng, bánh quy, trái cây sấy khô, thuốc bổ, nước trái cây và các loại nước giải khát.
  • Nhiều loại thực phẩm chứa lượng đường cao. Các loại thực phẩm giàu tinh bột và các sản phẩm sữa (kể cả sữa mẹ) được tiêu thụ thường xuyên có thể làm tăng mảng bám răng (vi khuẩn). Đó là lý do tại sao bạn cần phải làm sạch răng cho trẻ vào buổi sáng và ban đêm.
răng trẻ
Cha mẹ nên chăm sóc răng miệng cho bé thường xuyên

Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ 31 tháng tuổi lành mạnh còn phải được bổ sung bằng việc vệ sinh răng miệng tốt, kết hợp với việc kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên làm giảm đáng kể nguy cơ bị sâu răng.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 31 tháng tuổi và chăm sóc răng miệng có mối tương quan tác động lẫn nhau. Vì vậy các bậc cha mẹ cần quan tâm đặc biệt hơn đến những vấn đề này giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt.

Khi trẻ có những bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám tại Hệ thống Y tế Vinmec để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen,vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

954 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan