Trẻ ăn dặm cần uống bao nhiêu nước? Nhu cầu được tính như thế nào?

Nước có vai trò quan trọng đặc biệt với cơ thể và hệ tiêu hóa, theo đó nhu cầu nước của trẻ được phân chia dựa theo cân nặng với các mốc 10kg, 20kg. Vậy trẻ ăn dặm cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Cha mẹ hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

1. Trẻ em cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Lượng nước thiết yếu cần cung cấp cho trẻ mỗi ngày được mô tả như sau:

Cân nặng Lượng nước cần bổ sung
1 - 10kg 100ml/kg
11 - 20kg 1000ml/ngày + 50ml cho mỗi kg tăng thêm (mốc từ 11kg)
Trẻ 21kg trở lên 1.500 ml/ngày + 20 ml/kg cho 1 kg cân nặng tăng thêm(mốc từ 21 kg đến khoảng 41 kg)

Trẻ ăn dặm cần uống bao nhiêu nước? Đối với trẻ ăn dặm cân nặng từ 1 - 10kg thì cần cung cấp lượng nước 100ml/kg cân nặng. Với trẻ 11 - 20kg thì cần cung cấp 1000ml nước và bổ sung thêm 50ml cho mỗi kg cân nặng tăng thêm, bắt đầu tính từ 11kg.

Trẻ 9 tháng cần uống bao nhiêu nước? Trẻ 9 tháng tuổi nằm trong giới hạn cân nặng từ 1 - 10kg nên cần bổ sung 100ml/kg cân nặng.

Trẻ 1 tuổi cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Với trẻ 1 tuổi dưới 10kg thì cần bổ sung 100ml/kg cân nặng, khi trẻ đạt từ 11kg trở lên thì bổ sung 1000ml công thêm 50ml cho mỗi kg tăng thêm (kể từ mốc 11kg).

2. Vai trò của nước với cơ thể

Nước là thành phần cơ bản trong cơ thể người với tỷ lệ lên đến 60 - 70% trọng lượng cơ thể. Con người có thể nhịn ăn một vài ngày đến vài tuần nhưng không thể nhịn uống nước ngày nào. Nếu để mất nước từ 5 - 10% được coi là mất nước nghiêm trọng và từ 15 - 20% có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trong cơ thể người, nước được coi là dung môi cho hầu hết quá trình chuyển hoá, đặc biệt là phản ứng thuỷ phân và hoà tan các chất dinh dưỡng như axit amin, glucose, protein, lipid.

Nước giúp điều hòa thân nhiệt, giữ cho thân nhiệt chỉ giao động trong giới hạn cho phép bất kể thay đổi của môi trường sống thông qua quá trình bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi. Ngoài ra, nước còn giúp làm giảm độ quánh của máu, giúp tuần hoàn máu được lưu thông.

3. Nước có ở đâu trong cơ thể?

Trong cơ thể người, nước tồn tại dưới 2 dạng là “nước tự do” có trong máu, bạch huyết, dịch não tuỷ và “nước liên kết” bị giữ xung quanh các phần tử hữu cơ lớn như protid, glucid trong đó mỗi gam protid và glucid giữ được 3 gam nước.

Khi cơ thể bị thiếu nước, thể tích các phân tử protein, glucid, v..v bị giảm xuống khiến tế bào không giữ được hình dạng bình thường, từ đó khiến cho trọng lượng cơ thể cũng giảm theo, da cũng trở nên nhăn nheo.

Trẻ hơn 1 tuổi hay uống nước đêm có ảnh hưởng thận không?
Vấn đề trẻ em cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày được nhiều bậc cha mẹ quan tâm

4. Mức độ bài tiết nước ra sao?

Nước chủ yếu được bài tiết qua đường nước tiểu, trong đó, người trưởng thành trung bình mỗi ngày bài tiết 1 - 1.5 lít nước tiểu. Ngoài ra, nước còn bài tiết qua đường thấm qua da 450ml/ngày, qua hơi thở 250 - 350ml/ngày, qua mồ hôi khi thời tiết nóng có thể lên đến 2 - 3 lít/giờ, thậm chí 3 - 3.5 lít/giờ.

Bài tiết qua dịch đường hô hấp, đường sinh dục, kinh nguyệt, tinh dịch chiếm tỷ lệ không đáng kể. Đối với phụ nữ cho con bú, mỗi ngày còn tiết thêm 500 - 600 ml sữa mà chủ yếu là nước.

Tóm lại, nước rất quan trọng đối với cơ thể, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ nước theo cân nặng và nhu cầu của trẻ, tránh trường hợp để trẻ rơi vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan