Viêm tai giữa có lây không? Trẻ tuổi nào dễ mắc bệnh?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ - Bác sĩ Nhi Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bệnh viêm tai giữa là bệnh lý được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, bệnh gây đau đớn vì tích tụ các chất dịch trong tai giữa cho trẻ. Viêm tai giữa có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Vậy bệnh có khả năng lây lan hay không và trẻ ở tuổi nào thì dễ bị mắc bệnh? Cha mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm được thông tin chính xác và bảo vệ sức khỏe cho con.

1. Độ tuổi trẻ dễ mắc bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi). Đặc biệt, trẻ nhỏ ở lứa tuổi từ 1-3 là đối tượng dễ bị mắc căn bệnh này nhất. Nguyên nhân gây bệnh có thể do một loại vi khuẩn hoặc virus trong tai giữa. Nhiễm khuẩn này thường là kết quả của một căn bệnh: bệnh cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng là nguyên nhân gây tắc nghẽn, sưng đường mũi, họng và ống Eustachian.

2. Bệnh viêm tai giữa có lây không?

Vi khuẩn bên trong tai gây nhiễm trùng tai không lây lan. Virus gây cảm dẫn tới nhiễm trùng tai thì lây lan. Thông thường, nếu viêm tai giữa xuất hiện 1 tuần sau cảm thì bé không còn là nguồn lây nhiễm nữa.

3. Nhận biết bệnh viêm tai giữa

viêm tai giữa
Chảy dịch ở tai trong viêm tai giữa

Bé có các triệu chứng như:

  • Triệu chứng cảm: viêm tai giữa gần như luôn đi sau chứng cảm cúm. Nước mũi thường chuyển từ không màu sang vàng hoặc xanh trước khi nhiễm trùng tai xuất hiện.
  • Bé quấy khóc cả ban ngày và ban đêm.
  • Kêu đau ở tai hoặc hầu như trẻ không nghe được.
  • Thức giấc nhiều hơn về đêm.
  • Không muốn nằm xuống.
  • Sốt: thường là không cao (38,30C-38,90C), có thể không sốt.
  • Bé đột nhiên quấy khóc nhiều hơn trong đợt cảm.
  • Chảy dịch từ tai: nếu nhìn thấy máu hay mủ chảy ra từ tai, nhiều khả năng đó là viêm tai giữa kèm rách màng nhĩ. Những vết rách này hầu như sẽ liền lại tốt và khi màng nhĩ rách bé sẽ ít cảm thấy đau hơn.

Viêm tai giữa được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Khi trẻ được đưa đến khám, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của viêm tai giữa để chỉ định thuốc điều trị hợp lý.

Tuy nhiên, trẻ ít có nguy cơ bị viêm tai giữa nếu:

  • Không có biểu hiện cảm: nếu bé có một vài triệu chứng kể trên nhưng không có biểu hiện cảm thì khả năng viêm tai giữa là rất thấp, trừ khi trước đó bé đã từng bị viêm tai giữa không kèm biểu hiện cảm.
  • Kéo tai hay vỗ vào tai mình ở trẻ dưới 1 tuổi: Bé ở độ tuổi này chưa có khả năng nhận biết chính xác vị trí đau tai và không thể chỉ ra đau xuất phát từ tai hay vùng cạnh tai. Bé có thể kéo tai hay vỗ vào tai mình khi mọc răng.
  • Không kêu đau tai (ở trẻ đủ lớn, thường là khi lên 2 hoặc lên 3).

Tóm lại, khi có những triệu chứng lâm sàng biểu hiện rõ dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần chăm sóc bé bị viêm tai giữa đúng cách, đưa bé tới cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và theo dõi kỹ càng, điều trị triệt để được bệnh viêm tai giữa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh tiến triển có thể dẫn đến những biến chứng không tốt.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: viêm đường hô hấp, sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,.... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan