Bệnh sốt thương hàn kéo dài bao lâu?

Thương hàn có gây sốt không? sốt thương hàn kéo dài bao lâu, bệnh thương hàn sốt kéo dài phải làm sao?... Cùng tìm hiểu ngay các thông tin về tình trạng sốt trong bệnh thương hàn để chủ động xử trí hiệu quả.

1. Bệnh thương hàn là gì?

Thương hàn là một bệnh thuộc hệ tiêu hoá, có nguy cơ lây lan nhanh bởi loại vi khuẩn có tên Salmonella typhi. Thương hàn có thể gặp ở mọi độ tuổi, thường gặp nhất là nhóm tuổi từ 15 – 30 tuổi.

Thời gian ủ bệnh của bệnh thương hàn từ 8 -14 ngày, tuỳ vào số lượng vi khuẩn xâm nhập. Bệnh thương hàn có đặc điểm là khởi phát động ngột. Nếu bệnh nhẹ, thường không gây ra triệu chứng. Nhưng nếu thương hàn nặng, có thể gây ra tình trạng:

  • Sốt kéo dài;
  • Mệt mỏi;
  • Chán ăn;
  • Đau đầu;
  • Nôn khan;
  • Táo bón/ tiêu chảy;
  • ...

Nếu không được điều trị kịp thời, thương hạn có thể gây loét thanh mạc, thủng ruột dẫn đến chảy máu, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh thương hàn là bởi vi khuẩn Salmonella typhi. Ngay cả khi khỏi bệnh thì bạn vẫn là nguồn lây nhiễm cho người khác. Bởi sau khi chấm dứt các triệu chứng lâm sàng, cơ thể bạn vẫn tiếp tục đào thải vi khuẩn ra bên ngoài trong thời gian 2 – 3 tuần. Thậm chí, một số trường hợp thời gian này kéo dài từ 2 -3 tháng.

Người bị thương hàn do uống nước, ăn các thực phẩm bị nhiễm khuẩn điển hình là thịt gia cầm, sữa, trứng... Vi khuẩn Salmonella typhi có khả năng phát triển trong sữa, các chế phẩm mà không làm thay đổi tính chất, mùi vị. Ngoài ra, bệnh còn lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp qua đồ dùng, chất thải...

2. Diễn biến và triệu chứng của bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn có diễn tiến theo từng giai đoạn với các triệu chứng gồm:

2.1 Ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh từ 7 – 15 ngày, thường thì bạn sẽ không có biểu hiện gì.

2.2 Khởi phát

Ở giai đoạn này bạn có thể xuất hiện biểu hiện sốt liên tục và kéo dài kèm theo các biểu hiện:

Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 tuần.

2.3 Toàn phát

Giai đoạn này kéo dài 2 tuần với các biểu hiện:

  • Sốt;
  • Nhiễm độc thần kinh: Đau đầu, ù tai, mất ngủ, gặp ác mộng...;
  • Đào ban nhỏ 2 -3mm ở bụng, ngực, mạn sườn;
  • Tiêu hoá: đi ngoài phân lỏng sệt, màu vàng nâu, đi 5 -6 lần/ ngày, chướng bụng, đau bụng nhẹ dạng lan toả...;
  • Tim mạch;
  • ...

Giai đoạn toàn phát với các biểu hiện phức tạp.

2.4 Lui bệnh

Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 tuần, tình trạng sốt kéo dài cũng dần giảm. Người bệnh lúc này dẫn phục hồi thể trạng, các vấn đề về tiêu hoá cũng cải thiện.

3. Bệnh thương hàn có gây sốt không?

3.1 Bệnh thương hàn có gây sốt không?

Dựa vào diễn tiến và các biểu hiện kể trên có thể thấy rằng, sốt là một biểu hiện đặc trưng của bệnh thương hàn. Bởi thương hàn là một bệnh nhiễm khuẩn, còn sốt là phản ứng của cơ thể với sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus.

Bệnh thương hàn có gây sốt, thậm chí là sốt cao kèm theo nhiều biểu hiện khác. Thời gian sốt của thương hàn thường là 1 tuần. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào từng tình trạng, mức độ mà thời gian sốt thương hàn kéo dài khác nhau.

3.2 Sốt thương hàn kéo dài bao lâu?

Theo đó, bệnh thương hàn có biểu hiện sốt kéo dài.

  • Giai đoạn khởi phát: Sốt thương hàn kéo dài khoảng 1 tuần;
  • Giai đoạn toàn phát: Sốt kéo dài khoảng 2 tuần;
  • Giai đoạn lui bệnh sốt khoảng 1 tuần;

Sốt thương hàn kéo dài, sốt có thể kèm theo ớn lạnh, nhiệt độ có thể lên tới 40 – 41 độ. Sốt thương hàn kéo dài bao lâu? Thường thì 1 tuần hoặc kéo dài đến 3 tuần tuỳ vào tình trạng của người bệnh.

Nếu không được chữa trị, sốt thương hàn kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng gồm:

4. Điều trị bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn sốt kéo dài kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, ăn uống kém, đau bụng, tiêu chảy, nổi ban... Biến chứng của thương hàn có thể gây tử vong cho người bệnh. Do đó, điều trị bệnh thương hàn là cần thiết khi mắc bệnh.

Chẩn đoán thương hàn dựa vào nhiều yếu tố gồm:

  • Chẩn đoán sơ bộ dựa vào yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng;
  • Chẩn đoán xác định bằng cấy máu, cấy tuỷ xương;

Điều trị bệnh thương hàn chủ yếu là dùng kháng sinh. Lựa chọn kháng sinh cần cập nhật thông tin về độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh. Một số kháng sinh được lựa chọn trong điều trị bệnh thương hàn gồm:

  • Nhóm Fluoroquinolone gồm: Levofloxacin, Moxifloxacin, Ofloxacin, Ciprofloxacine,...;
  • Nhóm Cephalosporine thế hệ III: Ceftriaxone;
  • Kháng sinh khác gồm: Azithromycin, Glucocorticoid;

Ngoài ra, bạn cần được chăm sóc điều dưỡng để nhanh chóng phục hồi, đặc biệt là với các trường hợp bệnh nặng, lâu ngày. Bệnh thương hàn sốt kéo dài, sốt cao cần sử dụng thuốc hạ sốt, chườm mát, cân bằng điện giải

Bên cạnh đó, người bị thương hàn cần được theo dõi, xử trí các biến chứng. Đặc biệt là cần chú ý tình trạng chảy máu dạ dày, thủng ruột, viêm màng não,... có thể xuất hiện sau thời gian khởi phát.

Trên đây là một số giải đáp về bệnh thương hàn có sốt không, bệnh sốt thương hàn kéo dài bao lâu? Hy vọng những thông tin này giúp cho việc phòng, điều trị bệnh thương hàn có hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe