Có những loại mất ngủ nào?

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ sâu giấc. Mất ngủ được chia thành nhiều loại, mỗi dạng mất ngủ khác nhau có thể cản trở khả năng hoạt động trong ngày của bạn. Vì vậy, nếu tình trạng mất ngủ không được can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

1. Tổng quan về mất ngủ

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Nó dẫn tới tình trạng buồn ngủ và ban ngày không cảm thấy thư thái hay sảng khoái khi thức dậy. Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng bệnh thường gặp ở phụ nữ và người lớn tuổi. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài ngày, vài tuần hoặc tiếp tục lâu dài. Căng thẳng, mãn kinh và một số tình trạng sức khỏe tâm thần và sức khỏe là những nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ.

Mất ngủ có thể gây ra một số rủi ro và tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bạn.

Những nguy cơ và tác dụng không mong muốn của chứng mất ngủ gây ra bao gồm:

  • Giảm hiệu suất ở cơ quan hoặc trường học
  • Tăng nguy cơ tai nạn
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ví dụ như béo phì, bệnh tim và đột quỵ.

XEM THÊM: Giải pháp nào cho người mất ngủ?

2. Mất ngủ được chia thành những loại nào?

Có một số dạng mất ngủ khác nhau và mỗi loại sẽ được đặc trưng bởi thời gian kéo dài, ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ và nguyên nhân cơ bản.

2.1 Mất ngủ cấp tính

Mất ngủ cấp tính là một hội chứng mất ngủ ngắn hạn, có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần. Đây là loại mất ngủ phổ biến nhất. Mất ngủ cấp tính còn được gọi là mất ngủ điều chỉnh, vì nó thường xảy ra khi bạn trải qua một sự kiện căng thẳng, ví dụ như sự mất mát của một người thân yêu, hoặc bắt đầu một công việc mới. Ngoài căng thẳng, mất ngủ cấp tính cũng có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Những yếu tố môi trường làm gián đoạn giấc ngủ ví dụ như: ánh sáng, tiếng ồn,...
  • Ngủ trên giường hoặc môi trường xung quanh không quen thuộc, ví dụ như khách sạn hoặc nhà mới.
  • Khó chịu về thể chất, chẳng hạn như đau hoặc không thể đảm nhận một tư thế thoải mái.
  • Một số loại thuốc
  • Do tình trạng bệnh lý

2.2 Mất ngủ thoáng qua

Mất ngủ thoáng qua kéo dài dưới một tuần gây ra bởi những rối loạn khác như thay đổi môi trường ngủ, căng thẳng hoặc trầm cảm. Triệu chứng khởi phát của mất ngủ thoáng qua là khó bắt đầu vào giấc ngủ. Loại mất ngủ này có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Bất kỳ nguyên nhân nào gây ra chứng mất ngủ cấp tính và mãn tính đều có thể khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Các vấn đề tâm lý hoặc tâm thần là những nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm căng thẳng, lo lắng hoặc thậm chí là trầm cảm.

Theo một nghiên cứu năm 2009, những người bị chứng mất ngủ mãn tính khởi phát thường mắc một chứng rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như hội chứng chân không yên hoặc rối loạn chuyển động chân tay theo chu kỳ. Caffeine và các chất kích thích khác cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn không ngủ được.

Mất ngủ
Khó bắt đầu giấc ngủ là triệu chứng điển hình của mất ngủ thoáng qua

2.3 Mất ngủ mãn tính

Mất ngủ được coi là mãn tính nếu tình trạng khó ngủ xảy ra ít nhất ba ngày mỗi tuần và trong ít nhất một tháng. Mất ngủ mãn tính có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Mất ngủ mãn tính nguyên phát còn được gọi là mất ngủ vô căn, không có nguyên nhân rõ ràng hoặc tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Mất ngủ thứ phát thường gặp hơn và còn được gọi là mất ngủ kèm theo. Mất ngủ mãn tính là chứng mất ngủ kinh niên xảy ra kèm theo với một tình trạng khác.

Nguyên nhân thường gặp của chứng mất ngủ mãn tính bao gồm:

2.4 Mất ngủ duy trì

Mất ngủ duy trì là tình trạng khó ngủ hoặc thức giấc quá sớm và khó trở lại giấc ngủ. Loại mất ngủ duy trì khiến bạn trở nên lo lắng và không thể ngủ lại được dẫn tới giấc ngủ không đủ giấc. Điều này cản trở giấc ngủ sâu hơn và tạo ra một vòng luẩn quẩn lặp lại. Mất ngủ duy trì có thể do các tình trạng sức khỏe tâm thần, ví dụ như trầm cảm. Các tình trạng bệnh lý khác bao gồm:

XEM THÊM: Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

2.5 Mất ngủ về hành vi của thời thơ ấu

Mất ngủ hành vi ở thời thơ ấu (BIC) ảnh hưởng đến 25% của trẻ em. Nó được chia thành ba loại phụ:

  • BIC khi bắt đầu vào giấc ngủ: Loại này là kết quả của các mối liên hệ tiêu cực với giấc ngủ, chẳng hạn như học cách đi vào giấc ngủ bằng cách đung đưa hoặc chăm sóc. Chúng cũng có thể bao gồm việc có mặt của cha mẹ hoặc xem TV trong khi ngủ.
  • Thiết lập giới hạn mất ngủ hành vi ở thời thơ ấu: Loại rối loạn mất ngủ này liên quan đến việc trẻ không chịu đi ngủ và nhiều lần cố gắng không đi ngủ. Ví dụ về hành vi trẻ muốn đi uống nước, đi vệ sinh hoặc để cha mẹ đọc cho một câu chuyện.
  • Loại kết hợp mất ngủ hành vi thời thơ ấu: Dạng này là sự kết hợp của hai dạng mất ngủ hành vi ở thời thơ ấu. Điều này xảy ra khi một đứa bé có mối liên hệ tiêu cực với giấc ngủ và không chịu đi ngủ, bởi vì cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ không đưa ra giới hạn.

Mất ngủ hành vi ở thời thơ ấu thường có thể được giải quyết bằng một số thay đổi hành vi, ví dụ như tạo một thói quen ngủ lành mạnh, học các kỹ thuật tự làm dịu hoặc thư giãn.

Mất ngủ kéo dài
Mất ngủ ít nhất 3 ngày mỗi tuần là tình trạng mất ngủ mãn tính

3. Chẩn đoán và điều trị chứng mất ngủ

Phương pháp chẩn đoán mất ngủ có thể bao gồm việc khám sức khỏe, xem xét tiền sử bệnh lý để kiểm tra các dấu hiệu của một tình trạng tiềm ẩn. Bạn cũng có thể được yêu cầu theo dõi các mô hình giấc ngủ và các triệu chứng xảy ra trong một cuốn nhật ký giấc ngủ. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một trung tâm nghiên cứu về giấc ngủ để kiểm tra những rối loạn giấc ngủ khác.

Phương pháp điều trị chứng mất ngủ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bạn có thể điều trị chứng mất ngủ cấp tính ngay tại nhà bằng thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn hoặc bằng cách kiểm soát căng thẳng của bản thân. Điều trị chứng mất ngủ mãn tính cần phải giải quyết bất kỳ tình trạng cơ bản nào gây ra chứng mất ngủ. Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ (CBT-I), liệu pháp này đã được chứng minh là hiệu quả hơn thuốc.

Tóm lại, mỗi dạng mất ngủ khác nhau có thể cản trở khả năng hoạt động trong ngày của bạn. Chứng mất ngủ cấp tính thường có thể được điều trị tại nhà. Nếu tình trạng mất ngủ không được điều trị, bệnh có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm và các tình trạng nghiêm trọng khác. Nếu chứng mất ngủ khiến bạn khó hoạt động trong ngày hoặc nếu nó kéo dài hơn một vài tuần thì bạn hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám để có thể xác định nguyên nhân gây mất ngủ và cách điều trị hiệu quả nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: medicinenet.com, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan