Những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng đến ung thư như thế nào?

Ung thư là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu thế giới. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thay đổi lối sống như duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh khoảng 30 – 50%. Các bằng chứng thực tiễn cũng ủng hộ ý kiến thói quen ăn uống có thể ngừa ung thư hoặc ăn uống gây ung thư. Bài viết này sẽ cùng thảo luận về những thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào.

1. Ăn quá nhiều một số loại thức ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Việc xác định các thực phẩm gây ung thư là một việc không dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu quan sát đã chỉ ra sử dụng quá nhiều một số loại thực phẩm sau sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý ác tính:

  • Đường và carbs tinh chế

Thực phẩm đóng gói chứa nhiều đường nhưng ít chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có mối liên quan đến tình trạng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cho rằng chế độ ăn khiến nồng độ đường trong máu tăng cao có liên quan đến nguy cơ mắc nhiều bệnh lý ác tính như ung thư dạ dày, ung thư vú, và ung thư đại trực tràng.

Một nghiên cứu tiến hành trên 47000 người lớn nhận thấy rằng những người tiêu thụ nhiều carbs tinh chế có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao gấp hai lần so với những người khác.

Nồng độ đường máu và insulin trong máu cao được xem là các yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh ung thư. Insulin có vai trò kích thích sự phân chia tế bào, thúc đẩy tăng trưởng và lan rộng của các tế bào ác tính và khiến chúng khó bị loại bỏ khỏi cơ thể.

Bên cạnh đó, nồng độ cao insulin và glucose trong máu có liên quan đến các phản ứng viêm xảy ra bên trong cơ thể. Theo thời gian, chúng có thể dẫn đến sự phát triển của các tế bào bất thường và có thể gây ra ung thư.

Điều này có thể giải thích tại sao các bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý ác tính cao hơn. Trong đó, nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng ở những bệnh nhân đái tháo đường tăng khoảng 22%.

Để ăn uống chống ung thư, người bệnh nên giới hạn hoặc tránh các loại thức ăn làm tăng nồng độ của insulin trong máu, bao gồm đường và carbs tinh chế.

  • Thịt chế biến sẵn

Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế (The International Agency for Research on Cancer – IARC) cho rằng thịt chế biến sẵn là một trong những chất gây ung thư.

Thịt chế biến sẵn được định nghĩa là những loại thịt được giữ nguyên hương vị bằng cách xử lý, ướp muối và hun khói. Một số loại thịt chế biến sẵn phổ biến trên thị trường bao gồm xúc xích, thịt ham, thịt hun khói.

Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy rằng có mối liên quan giữa việc tiêu thụ thịt chế biến sẵn với nguy cơ cao mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Trong khi đó, tiến hành hồi cứu nhiều nghiên cứu thấy rằng những người ăn nhiều thịt chế biến sẵn có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng tăng 20 – 50 % khi so sánh với nhóm người ăn ít hoặc không ăn loại thực phẩm này.

  • Thức ăn nấu quá chín

Việc chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao như nướng, chiên, hầm có thể sinh ra các hợp chất có hại như heterocyclic amines (HA) và các AGEs. Sự tích lũy nhiều hợp chất độc hại này có thể gây ra tình trạng viêm, cuối cùng dẫn đến các bệnh lý ác tính và nhiều bệnh lý khác.

Một số loại thực phẩm, như thực phẩm có nguồn gốc từ động vật giàu chất béoprotein, cũng như các loại thực phẩm chế biến sẵn không nên được chế biến ở nhiệt độ cao vì có thể sinh ra các thành phần độc hại. Một số loại thực phẩm khác bao gồm thịt đỏ, một số loại phô mai, trứng rán, bơ thực vật, mayonnaise, dầu.

Để ăn uống ngừa ung thư, nên tránh làm cháy thức ăn và lựa chọn các cách chế biến đơn giản, đặc biệt khi nấu thịt, như hấp, luộc.

  • Các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa

Nhiều nghiên cứu quan sát chỉ ra rằng việc sử dụng nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Một nghiên cứu khác theo dõi 4000 nam giới với ung thư tuyến tiền liệt. Kết quả cho thấy việc uống nhiều sữa có khả năng đẩy nhanh diễn tiến bệnh và nguy cơ tử vong. Giả thuyết cho rằng, việc bổ sung nhiều canxi, IGF-1 hoặc hóc môn estrogen từ bò cái ít có liên hệ với ung thư tuyến tiền liệt, vì thế cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định nguyên nhân tử vong ở các bệnh nhân này.

2. Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý ác tính

Ngoài thuốc lá và phản ứng viêm, béo phì là yếu tố nguy cơ đơn độc lớn nhất gây ung thư trên khắp thế giới. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc 13 loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư thực quản, ung thư đại tràng, tuyến tụy, thận và ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh.

Ở Mỹ, theo thống kế các vấn đề liên quan đến cân nặng chiếm khoảng 14% - 20% các trường hợp tử vong do ung thư ở cả phụ nữ và nam giới.

Béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư theo những cách sau:

  • Lượng mỡ thừa bên trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin. Sau đó, các tế bào không thể thu nhận glucose một cách hợp lý khiến chúng phân chia nhanh hơn.
  • Những người béo phì có xu hướng sở hữu nhiều cytokines gây viêm trong máu. Đây là những tác nhân gây ra tình trạng phản ứng viêm mạn tính và thúc đẩy phân chia tế bào.
  • Tế bào mỡ làm tăng nồng độ estrogen, dẫn đến tăng nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng ở phụ nữ mãn kinh.
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn sau phẫu thuật bệnh mạch vành
Đường và thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ác tính

3. Một số loại thực phẩm có đặc tính ngừa ung thư

Không có loại thức ăn nào có thể phòng ngừa được bệnh lý ác tính khi sử dụng một mình. Chính vì thế, một chế độ ăn cân đối là giải pháp mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe.

Các nhà khoa học đã ước tính rằng tuân thủ chế độ ăn uống ngừa ung thư có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư khoảng 70% và có tác dụng hồi phục ở cả những bệnh nhân ung thư. Những loại thực phẩm này có khả năng phòng ngừa ung thư nhờ vào ngăn chặn các mạch máu đến nuôi dưỡng các tế bào ác tính. Tuy nhiên, dinh dưỡng là một vấn đề phức tạp, và chế độ ăn uống ảnh hưởng sức khoẻ như thế nào còn phụ thuộc vào cách nuôi trồng, chế biến và bảo quản.

Một số các loại thực phẩm ngừa ung thư bao gồm:

  • Rau xanh

Nhiều nghiên cứu quan sát đã tìm ra mối liên quan giữa chế độ ăn nhiều rau xanh với nguy cơ thấp mắc bệnh ung thư.

Nhiều loại rau xanh chứa nhiều chất chống oxy hoá có thể phòng ngừa được ung thư. Các loại rau thuộc họ nhà cải như cải xanh, cải bẹ, bông cải trắng chứa nhiều sulforaphane, một chất có khả năng làm giảm hơn 50% kích thước các khối u ở chuột. Cà chua và cà rốt cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày và ung thư phổi.

  • Trái cây

Tương tự như rau xanh, trái cây chứa nhiều chất chống oxy hoá có thể ngăn ngừa được ung thư. Nghiên cứu chỉ ra ăn trái cây họ cam quýt ba lần một tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày khoảng 28%.

  • Đậu và các cây họ đậu

Đậu và các cây họ đậu chứa nhiều chất xơ và một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung nhiều loại thực phẩm này có thể phòng ngừa được ung thư đại trực tràng.

  • Dầu oliu

Nhiều nghiên cứu kết luận rằng dầu oliu có khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư. Trong đó, những người tiêu thụ lượng dầu oliu cao nhất có nguy cơ mắc ung thư giảm đi 42% khi so sánh với nhóm chứng.

  • Tỏi

Tỏi chứa nhiều allicin, và chất có khả năng chống ung thư. Một số các nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa việc bổ sung tỏi trong các bữa ăn với nguy cơ thấp mắc các bệnh lý ác tính bao gồm ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt.

Nhiều bằng chứng ủng hộ ý kiến ăn nhiều cá tươi giúp bảo vệ cơ thể khỏi mắc bệnh ung thư, có thể do chất béo từ mỡ cá có thể làm giảm các phản ứng viêm. Ăn nhiều cá tươi thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng khoảng 12%.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp ngăn ngừa ung thư

4. Chế độ ăn giàu thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể giúp cơ thể chống lại ung thư

Bổ sung nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư giảm thấp.

Nhiều nghiên cứu nhận thấy người ăn chay có nguy cơ mắc ung thư và tỷ lệ tử vong do bệnh lý ác tính thấp hơn so với những người khác trong cộng đồng.

Trên thực tế, trong 96 nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở nhóm người ăn chay trường giảm 12%. Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu quan sát, không có vai trò xác định nguyên nhân.

Những người ăn chay thường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu này và ngũ cốc nguyên hạt. Đây là những thực phẩm có thể phòng tránh bệnh ung thư. Ngoài ra, những người ăn chay cũng không ăn nhiều các thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nấu quá chín, hai yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan