Polysaccharide sắt phức hợp đường uống

Polysaccharide sắt phức hợp là sản phẩm dùng để bổ sung sắt và điều trị thiếu máu do nồng độ sắt thấp. Bên cạnh đó loại thuốc này có thể được sử dụng cho các mục đích khác, mời bạn theo dõi bài viết bên dưới để biết rõ thêm thông tin chi tiết

1. Polysaccharide là gì?

Polysaccharide sắt phức hợp (tên tiếng Anh là Polysaccharide Iron) là một chất dùng để bổ sung sắt trong các phác đồ điều trị hoặc ngăn ngừa nồng độ sắt trong máu thấp. Sắt là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể cần để tạo ra các tế bào hồng cầu và giữ cho bạn có sức khỏe tốt.

thiếu máu
Thuốc Polysaccharide Ironcó tác dụng tong việc điều trị thiếu máu do nồng độ sắt thấp

2. Cách sử dụng Polysaccharide sắt phức hợp đường uống

Trước khi sử dụng, bạn cần đọc kỹ tất cả các hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm hoặc thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không dùng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo. Nếu có bất kỳ câu hỏi, bạn nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Sắt được hấp thu tốt nhất khi đói (thường uống 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn). Nếu xuất hiện đau dạ dày, bạn có thể dùng thuốc này với thức ăn. Tránh dùng thuốc kháng axit, các sản phẩm từ sữa, trà hoặc cà phê trong vòng 2 giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc này do những loại thực phẩm này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.

Uống thuốc viên hoặc viên nang với một ly nước đầy (8 ounces hoặc 240 ml). Không nằm xuống ít nhất 10 phút sau khi uống thuốc.

Người sử dụng không được nghiền nát hoặc nhai viên nang hoặc viên nén. Do nếu làm như vậy có thể giải phóng tất cả các loại thuốc cùng một lúc, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Nuốt cả viên hoặc chia liều nhỏ hơn nhưng không nghiền nát hoặc nhai.

Nếu bạn đang dùng viên nhai, hãy nhai thuốc thật kỹ, sau đó nuốt. Nếu sản phẩm ở dưới dạng dịch lỏng thì hãy lắc đều chai trước mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc dưới dạng lỏng, người sử dụng hãy cẩn thận đo liều bằng dụng cụ/muỗng đo đặc biệt. Không sử dụng muỗng ăn vì có thể không đo đúng liều cần sử dụng. Người sử dụng có thể trộn thuốc trong một cốc nước hoặc nước trái cây và uống hỗn hợp qua ống hút để tránh làm ố răng.

Polysaccharide Iron
Thuốc Polysaccharide Iron uống cả viên không được nghiền nát nhằm tránh tác dụng phụ

3. Tác dụng phụ và tương tác thuốc

3.1 Tác dụng phụ

Các tác dụng phổ biến khi sử dụng Polysaccharide sắt phức hợp đường uống như táo bón, tiêu chảy, co thắt dạ dày hoặc đau dạ dày có thể xảy ra. Những tác dụng phụ này thường là tạm thời và có thể biến mất khi cơ thể bạn đã điều chỉnh để phù hợp với loại thuốc này. Nếu bất kỳ tác dụng nào trong số này kéo dài hoặc xấu đi, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức.

Sắt có thể khiến phân của bạn chuyển sang màu đen, tuy nhiên tác dụng phun này không gây tác động có hại đến sức khỏe.

Các phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với thuốc này là rất hiếm. Tuy nhiên, hãy đến cơ sở Y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây của phản ứng dị ứng nghiêm trọng: phát ban, ngứa/phù nề (đặc biệt là ở mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở.

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc Polysaccharide sắt phức hợp đường uống. Nếu bạn nhận thấy các tác dụng khác không được liệt kê ở trên, liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây đau dạ dày
Ở một số người, thuốc Polysaccharide Iron có thể gây đau dạ dày

3.2 Tương tác thuốc

Trước khi dùng thuốc này, hãy nói với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn về tất cả các thuốc theo toa và không kê toa/thảo dược mà bạn có thể sử dụng, đặc biệt là: một số loại kháng sinh (ví dụ, penicillamine, chloramphenicol, quinolone như ciprofloxacin/norfloxacin), bisphosphonate, ví dụ methyldopa, thuốc điều trị thay thế bằng hormone giáp trạng (ví dụ, levothyroxin).

Tránh dùng Polysaccharide sắt phức hợp đường uống cùng lúc với thuốc kháng axit hoặc kháng sinh tetracycline. Khoảng cách giữa các loại thuốc này ít nhất 2 giờ.

Nếu nhãn hiệu thuốc Polysaccharide sắt phức hợp đường uống đang sử dụng có chứa axit folic, người sử dụng nên xin ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu đang dùng một số loại thuốc chống động kinh (ví dụ, hydantoin như phenytoin).

Thuốc này có thể can thiệp vào một số xét nghiệm (ví dụ: xét nghiệm máu trong phân) gây ra kết quả xét nghiệm sai. Do đó, nếu có xét nghiệm phân, bạn cần nói cho bác sĩ biết bạn sử dụng loại thuốc sắt này.

4. Các biện pháp phòng ngừa

Trước khi dùng thuốc này, hãy nói với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn nếu bạn bị dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc nếu bạn có bất kỳ dị ứng với loại thuốc khác. Sản phẩm này có thể chứa các thành phần không hoạt động gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác.

Polysaccharide sắt phức hợp đường uống không nên được sử dụng nếu bạn có một số bệnh lý. Trước khi dùng thuốc này, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có: rối loạn quá tải sắt.

Trước khi dùng thuốc này, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là: sử dụng/lạm dụng rượu, các vấn đề về gan, các vấn đề về dạ dày/ruột (ví dụ: loét, viêm đại tràng).

Nếu loại thuốc bổ sung sắt có chứa axit folic, hãy nhớ nói với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn nếu bạn bị thiếu vitamin B12 (thiếu máu ác tính) trước khi dùng. Axit folic có thể làm sai các xét nghiệm về tình trạng thiếu vitamin B12. Thiếu vitamin B12 nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề thần kinh nghiêm trọng (ví dụ, các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên như tê/đau/cảm giác ngứa ran).

Viên nhai của Polysaccharide sắt phức hợp đường uống có thể chứa aspartame. Nếu bạn bị phenylketon niệu (PKU) hoặc bất kỳ bệnh lý nào khác cần bạn hạn chế uống aspartame (hoặc phenylalanine) thì hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ về việc sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Các chế phẩm lỏng của Polysaccharide sắt phức hợp đường uống có thể chứa đường và/hoặc rượu. Thận trọng sử dụng nếu bạn bị tiểu đường, nghiện rượu hoặc bệnh gan.

Khi mang thai, Polysaccharide sắt phức hợp đường uống chỉ nên được sử dụng khi thực sự cần thiết. Ngoài ra, lưu ý thuốc Polysaccharide sắt phức hợp đường uống có đi vào sữa mẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan