Quy trình sản xuất, bảo quản máu và chế phẩm máu

Việc sản xuất, bảo quản máu và các chế phẩm từ máu cần tuân thủ theo đúng quy trình nghiêm ngặt của Bộ Y tế mới có thể đảm bảo được chất lượng cho người nhận. Theo đó, mỗi sản phẩm từ máu sẽ có cách sản xuất và bảo quản ở nhiệt độ khác nhau.

1. Quy trình sản xuất và bảo quản máu toàn phần

Máu toàn phần là máu lấy từ mạch máu của người hiến máu và được bảo quản trong túi (chai) có chất chống đông và bảo quản máu. Theo đó để bảo quản máu hiện nay người ta thường sử dụng dung dịch CPDA gồm citrate, phosphat, đường dextrose, adenin. Mỗi đơn vị máu toàn phần 250 ml có khoảng 30-40 g huyết sắc tố. Ở nước ta có các loại đơn vị máu 250ml, 350ml, 450ml. Ngoài ra còn một số đơn vị có dung tích ít hơn (50,100,150 ml) cho trẻ em.

Quy trình sản xuất và bảo quản máu toàn phần bằng cách: Lấy 250 ml máu tĩnh mạch vào túi đơn chứa 35 ml chất chống đông, khi thực hiện quy trình sản xuất cần bảo quản trong tủ lạnh 4- 6°C với thời hạn sử dụng là 35 ngày.

2. Quy trình sản xuất và bảo quản hồng cầu

Hồng cầu là máu toàn phần đã được ly tâm và tách phần huyết tương ở trên sang 1 túi khác. Tuỳ cách sản xuất máu mà có các loại khối hồng cầu, cụ thể như sau:

2.1. Khối hồng cầu đậm đặc

Khối hồng cầu đậm đặc được sản xuất đơn giản bằng cách ly tâm, tách phần lớn huyết tương trên sang 1 túi riêng biệt, Phần còn lại là khối hồng cầu có Hematocrit khoảng 75%. Khối hồng cầu đậm đặc được bảo quản từ 2 - 6 °C.

2.2. Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản

Sau khi tách huyết tương khỏi hồng cầu, trả lại dung dịch bảo quản. Theo đó, thành phần khối hồng cầu có dung dịch bảo quản gồm có: hồng cầu và dung dịch bảo quản, còn ít bạch cầu, lượng huyết sắc tố tương tự máu toàn phần. Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản từ 2-6°C thời gian 42 ngày.

2.3. Khối hồng cầu nghèo bạch cầu

Khối hồng cầu nghèo bạch cầu là máu toàn phần được tách huyết tương và tách thành phần Buffy coat.

2.4. Khối hồng cầu rửa

Khối hồng cầu rửa là máu toàn phần hay khối hồng cầu được ly tâm bỏ huyết tương, sau đó thay thế nước muối trộn đều ly tâm tiếp để rửa 3 lần.

Khối hồng cầu rửa được bảo quản ở + 2 - + 6 °C: ≤ 24 giờ, ở 22 °C : ≤ 6 giờ

2.5. Khối hồng cầu lọc bạch cầu và khối hồng cầu chiếu xạ

Khối hồng cầu lọc bạch cầu và khối hồng cầu chiếu xạ là khối hồng cầu đã được dùng màng lọc bạch cầu hay tia xạ hoặc cả hai. Theo đó, khối hồng cầu này được bảo quản từ 2-6 °C ≤ 2 tuần từ khi chiếu xạ, nếu dùng màng lọc rời ( hở) thì sau lọc không để quá 24 giờ.

Hồng cầu
Khối hồng cầu lọc bạch cầu và khối hồng cầu chiếu xạ bảo quản không quá 24 giờ nếu để hở

3. Quy trình sản xuất và bảo quản tiểu cầu

3.1. Khối tiểu cầu tách từ máu toàn phần

Quy trình sản xuất khối tiểu cầu tách từ máu toàn phần bằng ly tâm các túi máu toàn phần, gạn lấy lớp Buffy coast rồi ly tâm tách lấy tiểu cầu. Thông thường từ 3-4 đơn vị máu toàn phần cùng nhóm ABO có thể sản xuất được 1 đơn vị pool tiểu cầu.

Khối tiểu cầu được bảo quản như sau: Nếu chưa trộn để 22°C, lắc liên tục 3-5 ngày. Nếu đã pool ( trộn) qua hệ thống hở để ≤ 24 giờ.

3.2. Khối tiểu cầu tách chiết ( apheresis)

Khối tiểu cầu tách chiết được sản xuất bằng cách dùng máy tách tế bào với bộ kit ( dụng cụ) chuyên dụng để lấy tiểu cầu từ một người cho máu.

Khối tiểu cầu tách chiết được bảo quản 22 °C trong máy lắc liên tục, tối đa được 5 ngày.

4. Quy trình sản xuất và bảo quản huyết tương tươi đông lạnh

Huyết tương tươi đông lạnh là phần huyết tương được tách ra từ máu toàn phần trong thời hạn 6 giờ đồng hồ kể từ lúc lấy máu. Huyết tương tươi bảo quản đông lạnh gọi là huyết tương tươi đông lạnh.

Lượng huyết tương được tách từ một đơn vị máu hiện nay có dung tích khoảng 125-150ml. Thông thường, người ta thường pool (gộp) lượng huyết tương tươi của hai đơn vị máu toàn phần cùng nhóm và dung tích khoảng 250-300ml.

Theo đó, chúng được bảo quản -25 °C, thời hạn 1 năm, nếu để < - 25 °C có thể được 2 năm.

5. Quy trình sản xuất và bảo quản tủa

Tủa chính là phần huyết tương tươi đông lạnh khi để nhiệt độ 4 °C và tan ra thành một phần và được li tâm thu nhận.

Thành phần tủa gồm có: Nồng độ VIII khoảng 2-3 đơn vị/ ml, Yếu tố V, Fibrinogen.

Quy trình bảo quản tủa tương tự như bảo quản huyết tương tươi đông lạnh, chúng được bảo quản -25 °C, thời hạn 1 năm, nếu để < - 25 °C có thể được 2 năm.

6. Quy trình sản xuất và bảo quản huyết tương tươi đã tách tủa

Phần huyết tương tách ra sau khi lấy tủa ở huyết tương tươi đông lạnh có thể bảo quản lại - 25°C. Thành phần của huyết tương tươi đã tách tủa gồm có: Albumin, một số globulin, một số yếu tố đông máu (yếu tố IX).

Quy trình bảo quản huyết tương tươi đã tách tủa tương tự như bảo quản huyết tương tươi đông lạnh, chúng được bảo quản -25 °C, thời hạn 1 năm, nếu để < - 25 °C có thể được 2 năm.

Điều trị dịch bệnh do COVID-19 bằng truyền huyết tương
Huyết tương tươi đã tách tủa có thời hạn 1 năm - 2 năm

7. Quy trình sản xuất và bảo quản huyết tương đông lạnh

Huyết tương đông lạnh là phần huyết tương tách từ máu toàn phần nhưng tách sau 6 giờ kể từ khi lấy máu và để - 25 °C. Huyết tương đông lạnh chứa các thành phần là các yếu tố huyết tương, các yếu tố đông máu không bền vững.

Quy trình bảo quản huyết tương đông lạnh tương tự như bảo quản huyết tương tươi đông lạnh, chúng được bảo quản -25 °C, thời hạn 1 năm, nếu để < - 25 °C có thể được 2 năm.

8. Quy trình sản xuất và bảo quản các chế phẩm khác

Ngoài quy trình sản xuất máu và các chế phẩm máu trên còn có các chế phẩm khác được bảo quản và sản xuất như sau:

  • Khối bạch cầu hạt được tách từ phần Buffy Coast và tập hợp (pool) của nhiều người cho máu và được bảo quản: 22 °C, ≤ 24 giờ.
  • Chế phẩm huyết tương bất hoạt virus dùng các hóa chất hay tia cực tím chiếu bất hoạt virus. Yếu tố VIII cô đặc: bất hoạt virus và cô đặc từ nhiều người cho.

Máu là một loại “thuốc đặc biệt” mà nhiều người có thể hiến tặng. Vì thế hiến máu đã được coi là hành động nhân đạo và được tổ chức ở nhiều cơ sở y tế trên cả nước. Sau khi người hiến máu thực hiện thăm khám và đạt yêu cầu, các nhân viên y tế sẽ thu nhận và đưa máu vào quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng đúng mục đích cho người nhận.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã thực hiện quy định truyền máu trong việc cấp cứu, điều trị trong các bệnh lý sản khoa, phẫu thuật, cấp cứu chấn thương,... Theo đó việc sử dụng máu và các chế phẩm từ máu đều tuân theo quy trình chuẩn, khép kín, nghiêm ngặt đảm bảo an toàn tối đa cho người nhận máu. Đặc biệt các quy trình nhận, bảo quản và chỉ định truyền máu đều được đội ngũ y bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao được đào tạo bài bản và vận hành trên hệ thống máy móc hiện đại đem lại kết quả điều trị tối ưu cho Quý khách hàng.

Quý khách có nhu cầu khám bệnh bằng các phương pháp hiện đại, đạt hiệu quả cao tại Vinmec vui lòng đăng ký khám TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan