Thông khí áp lực dương là gì?

Thông khí áp lực dương giúp làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là viêm phổi; bệnh nhân dễ chịu, giao tiếp được, ăn đường miệng, duy trì các sinh hoạt cá nhân hoặc có thể thở tại nhà.

1. Thông khí áp lực dương là gì?

Thông khí áp lực dương là phương pháp thông khí nhân tạo không cần dùng ống nội khí quản. Đây là bước tiến mới trong hồi sức hô hấp, đặc biệt trong đợt cấp COPD.

Phương pháp này giúp làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là viêm phổi; bệnh nhân dễ chịu, giao tiếp được, ăn đường miệng, duy trì các sinh hoạt cá nhân hoặc có thể thở tại nhà.

Một số loại máy thở áp lực dương gồm:

  • Máy thở BiPAP: Thở tự nhiên, thông khí không thâm nhập.
  • Máy thở CPAP: Là một dạng máy giúp thở không xâm lấn, nghĩa là người dùng không phải đặt ống thở - nội khí quản khi sử dụng, giúp bệnh nhân thoải mái hơn so với máy thở xâm lấn.

2. Chỉ định và chống chỉ định thông khí áp lực dương

Phù phổi cấp
Bệnh nhân bị phù phổi cấp được chỉ định thông khí áp lực dương

Chỉ định thông khí áp lực dương trong trường hợp:

  • Nguy cơ suy hô hấp do mệt cơ mà có thể hồi phục trong 24 - 28h và suy hô hấp ở mức độ nhẹ và vừa.
  • Phù phổi cấp huyết động; liệt tứ chi cấp.
  • Thiếu oxy sau rút ống do phù phổi hoặc xẹp phổi.
  • Phù nề thanh môn nhẹ sau rút ống nội khí quản.
  • Trong cai thở máy; có đợt cấp của COPD.
  • Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn cai máy, có thể rút nội khí quản sớm, cho thở máy không xâm nhập 1-2 ngày sau khi rút nội khí quản.

Chống chỉ định thông khí áp lực dương trong trường hợp:

  • Ngừng thở.
  • Bệnh nhân không hợp tác; không tự bảo vệ đường thở.
  • Tăng tiết nhiều đờm rãi mà ho khạc kém.
  • Loạn nhịp tim chưa kiểm soát được.
  • Huyết động không ổn định.
  • Chấn thương, biến dạng mặt.
  • Tắc nghẽn đường hô hấp trên.

3. Các bước thông khí áp lực dương

Bước 1: Chuẩn bị máy thở không xâm nhập BiPAP hoặc máy thở CPAP; mặt nạ mũi, mặt nạ mũi miệng.

Bước 2: Ghi lại chức năng sống, Sp02, khí máu trước khi sử dụng máy thở cho bệnh nhân. Chọn Mask vừa với bệnh nhân, làm ẩm, dây cố định mặt nạ. Đặt IPAP 10cmH20, EPAP 5 cmH20, điều chỉnh Fi02 duy trì Sa02 > 90%.

Bước 3: Cài đặt các thông số ban đầu dựa vào cỡ người bệnh và tình trạng bệnh của người bệnh và lắp máy thở.

Bước 4: Theo dõi và đánh giá chức năng sống bệnh nhân.

4. Một số biến chứng sau khi thông khí áp lực dương

viêm kết mạc
Bệnh nhân sau khi thông khí áp lực dương có thể bị viêm kết mạc

  • Khí vào dạ dày gây chướng bụng hoặc sặc vào phổi, ù tai.
  • Mặt nạ hở gây viêm kết mạc do khí thổi nhiều vào mắt.
  • Loét, hoại tử sống mũi do áp lực.
  • Khô đờm do không làm ẩm.
  • Tràn khí màng phổi và giảm cung lượng tim do giảm tuần hoàn trở về.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan