Tổng quan về viêm gan virus: Tất cả những điều bạn cần biết

Viêm gan hay viêm gan virus là tổn thương tại gan do vi rút gây ra. Bài viết này sẽ giới thiệu một vài thông tin chính về bệnh viêm gan nói chung và đặc điểm của viêm gan B, A,C.

1. Tổng quan chung về viêm gan

Gan là một cơ quan quan trọng việc xử lý các chất dinh dưỡng, lọc máu và chống lại nhiễm trùng. Một khi gan bị viêm hoặc bị hư hại, chức năng của nó có thể bị ảnh hưởng. Sử dụng rượu nặng, nhiễm độc tố, một số loại thuốc và một số vấn đề sức khỏe khác có thể gây ra viêm gan. Tuy nhiên, viêm gan thường do vi rút gây ra.

Tại Hoa Kỳ, các loại viêm gan siêu vi phổ biến nhất là viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 6.700 trường hợp nhiễm viêm gan A 22.100 trường hợp nhiễm viêm gan B và 44 300 trường hợp nhiễm viêm gan C.

2. Viêm gan A

2.1 Các đặc điểm chính của viêm gan A

Hiện nay, việc bùng phát bệnh viêm gan A chủ yếu xảy ra trên nhóm người sử dụng ma túy, nhóm người vô gia cư và nhóm nam qua hệ tình duc đồng giới nam. Viêm gan A phổ biến ở hầu hết tất cả các nước, đặc biệt là ở các nước điều kiện vệ sinh còn lạc hậu.

Viêm gan A có thể tồn tại trong vòng vài tuần đến vài tháng. Viêm gan A lây lan khi một người tiếp xúc với đồ vật, thực phẩm hoặc đồ uống bị nhiễm phân của người bị bệnh dù với lượng rất nhỏ

Tất cả mọi người có thể bị bệnh trong vòng vài tuần cho đến vài tháng. Hầu hết các bệnh nhân sẽ phục hồi mà không có những tổn thương kéo dài. Mặc dù rất hiếm, nhưng vẫn có trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan A. Xét nghiệm tìm virus viêm gan A không được xem là xét nghiệm thường quy.

2.2 Những đối tượng sau đây được khuyến cáo nên tiêm phòng virus viêm gan A

  • Tất cả trẻ em từ 1 tuổi
  • Khách du lịch đến các quốc gia nơi có viêm gan A phổ biến
  • Gia đình, người chăm sóc có nhận nuôi từ các quốc gia nơi thường gặp viêm gan A
  • Người có quan hệ tình dục đồng giới với nam
  • Người sử dụng ma túy, kể cả có tiêm chích hay không tiêm chích
  • Người bị bệnh gan mãn tính hoặc lâu dài, bao gồm viêm gan B hoặc viêm gan C
  • Người bệnh nhân bị rối loạn yếu tố đông máu
  • Người tiếp xúc trực tiếp với những người bị viêm gan A
  • Bất cứ ai muốn có được miễn dịch (bảo vệ)
Viêm gan A
Người sử dụng ma túy, người vô gia cư và quan hệ tình dục đồng giới nam có nguy cơ lây nhiễm viêm gan A

3. Viêm gan B

3.1 Các đặc điểm chính của viêm gan B

Ước tính, cứ 3 người bị viêm gan B thì có đến 2 người không biết tình trạng nhiễm của mình. Khoảng 50% các ca viêm gan B ở Mỹ là người châu á. Viêm gan B là nguyên nhân chính gây ra ung thư gan. 15%- 25% ca viêm gan B mãn tính có nguy cơ phát triển thành các bệnh gan mãn tính như xơ gan, ung thư gan và suy gan. Hiện nay vắc xin đặc chủng cho việc phòng ngừa vi rút viêm gan B đã được sử dụng rộng rãi.

Viêm gan B có thể phát triển ban đầu từ một bệnh nhẹ, kéo dài một vài tuần và diễn tiến đến một tình trạng nghiêm trọng và mãn tính. Hơn 90% trẻ sơ sinh chưa được tiêm chủng bị nhiễm trùng mạn tính, nhưng 6% -10% trẻ lớn và người lớn bị nhiễm viêm gan B

Viêm gan B chủ yếu lây lan khi máu, tinh dịch hoặc một số dịch cơ thể từ một người bị nhiễm vi rút viêm gan B xâm nhập vào cơ thể của người không bị nhiễm bệnh, dù với một lượng rất nhỏ. Virút viêm gan B cũng có thể được truyền từ:

  • Sinh ra một người mẹ bị nhiễm bệnh
  • Chia sẻ thiết bị đã bị nhiễm máu từ người bị nhiễm bệnh, như kim tiêm, ống tiêm và thậm chí cả thiết bị y tế, như máy theo dõi glucose
  • Chia sẻ vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng hoặc dao cạo râu
  • Kiểm soát nhiễm trùng kém đã dẫn đến sự bùng phát trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe

3.2 Những đối tượng sau đây được khuyến cáo nên tiêm phòng vi rút viêm gan B

  • Tất cả các trẻ sơ sinh
  • Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi chưa được tiêm phòng
  • Những người có nguy cơ bị nhiễm bệnh do tiếp xúc tình dục bao gồm: những người có bạn tình bị viêm gan B, những người hoạt động tình dục với nhiều người, bệnh nhân STD và nam quan hệ tình dục với nam giới.
  • Những người có nguy cơ bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với máu bao gồm: Người tiêm chích ma túy, người sống chung với người bị viêm gan B, nhân viên y tế và nhân viên an toàn công cộng có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể bị nhiễm máu trong công việc.
  • Bệnh nhân chạy thận nhân tạo và tiền lọc máu, lọc màng bụng và bệnh nhân chạy thận tại nhà
  • Người mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi 19 -59; Những người mắc bệnh tiểu đường từ 60 tuổi trở lên nếu muốn tiêm phòng viêm vi rút viêm gan B cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.
  • Du khách quốc tế đến các quốc gia nơi viêm gan B là phổ biến
  • Người bị viêm gan C
  • Người mắc bệnh gan mạn tính
  • Người nhiễm HIV
  • Những người đang ở trong tù hoặc nhà tù
  • Tất cả những người khác đang tìm kiếm sự bảo vệ khỏi nhiễm virus viêm gan B

3.3 Điều trị viêm gan B

Đối với các trường hợp viêm gan B cấp tính thì chưa có thuốc điều trị, nên phương án tốt nhất là thực hiện chăm sóc hỗ trợ. Đối với các trường hợp viêm gan B mãn tính thì bệnh nhân phải được theo dõi thường xuyên các dấu hiệu tiến triển của bệnh gan; một số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút.

3.4 Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B

CDC khuyến nghị xét nghiệm viêm gan B cho những đối tượng sau:

  • Những người sinh ra ở các quốc gia có tỷ lệ nhiễm HBV từ 2% trở lên
  • Người nam có quan hệ tình dục với nam
  • Người tiêm chích ma túy
  • Người nhiễm HIV
  • Người tiếp xúc gia đình và tình dục của người bị viêm gan B
  • Người cần điều trị ức chế miễn dịch Những người bị bệnh thận giai đoạn cuối (bao gồm cả bệnh nhân chạy thận nhân tạo)
  • Người bị viêm gan C
  • Những người có mức ALT tăng cao
  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HBV

4. Viêm gan C

4.1 Các đặc điểm chính của viêm gan C

Khoảng 50% những người bị viêm gan C không biết tình trạng bệnh của bản thân. Cứ 4 người nhiễm viêm gan C thì có 3 người sinh trong giai đoạn 1945 – 1965. Viêm gan C là nguyên nhân chính gây ung thư gan.

Viêm gan C có thể từ một bệnh nhẹ, kéo dài một vài tuần, đến nhiễm trùng nghiêm trọng, suốt đời (mãn tính). Hầu hết những người bị nhiễm virus viêm gan C đều bị viêm gan C mãn tính. Hiện tại chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan C. Có tới 75%-85% ca nhiễm vi rút viêm gan C phát triển thành các bệnh mãn tính, 5%-20% trường hợp viêm gan C mãn tính phát triển thành xơ gan và 1%-5% các ca xơ gan do viêm gan C gây ra sẽ bị tử vong hoặc bị ung thư gan.

Viêm gan C lây lan khi máu từ một người bị nhiễm bệnh xâm nhập vào cơ thể của người không bị nhiễm bệnh. Vi rút viêm gan C cũng có thể được truyền như sau:

  • Dùng chung thiết bị đã bị nhiễm máu từ người bị nhiễm bệnh, như kim và ống tiêm
  • Nhận máu hoặc ghép tạng trước năm 1992 (khi sàng lọc rộng rãi hầu như đã loại bỏ viêm gan C khỏi nguồn cung cấp máu)
  • Kiểm soát nhiễm trùng kém đã dẫn đến sự bùng phát trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe
  • Sinh ra từ một người mẹ bị nhiễm bệnh

4.2 Điều trị viêm gan C

Đối với các trường hợp viêm gan C cấp tính: Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho các bệnh nhân viêm gan cấp tính C. Đối với các trường hợp bệnh mạn tính thì đã có một số loại thuốc có sẵn để điều trị. Các phương pháp điều trị hiện tại thường liên quan đến 8-12 tuần điều trị bằng đường uống (thuốc) và khoảng 90% bệnh nhân được chữa khỏi.

4.3 Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C

CDC khuyến nghị xét nghiệm viêm gan C cho những nhóm người sau:

  • Người sử dụng ma túy hiện tại hoặc trước đây, bao gồm cả những người chỉ tiêm một lần cách đây nhiều năm
  • Bất cứ ai nhận được yếu tố đông máu tập trung được thực hiện trước năm 1987
  • Người nhận truyền máu hoặc ghép tạng rắn trước tháng 7 năm 1992
  • Bệnh nhân chạy thận nhân tạo dài hạn
  • Những người có phơi nhiễm với virus viêm gan C, chẳng hạn như nhân viên y tế hoặc nhân viên an toàn công cộng có nguy cơ tiếp xúc với máu từ người nhiễm virus viêm gan C và người nhận máu hoặc nội tạng từ người hiến tặng có kết quả dương tính với virus viêm gan C
  • Người nhiễm HIV
  • Trẻ sinh ra từ bà mẹ bị viêm gan C

Nhiều bệnh nhân viêm gan không có triệu chứng và không biết hề biết tình trạng nhiễm. Nếu các triệu chứng xảy ra với nhiễm trùng cấp tính, chúng có thể xuất hiện khoảng từ 2 tuần đến 6 tháng sau khi tiếp xúc. Các triệu chứng của viêm gan siêu vi mãn tính có thể mất nhiều thập kỷ để phát triển. Các triệu chứng của viêm gan có thể bao gồm: sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu, đau khớp và vàng da.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Sàng lọc Gan mật, giúp phát hiện Virus viêm gan ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ngoài ra, Gói sàng lọc gan mật toàn diện giúp khách hàng:

  • Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan;
  • Đánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạch;
  • Tầm soát sớm ung thư gan;
  • Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B,C
  • Đánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn
  • Phân tích sâu các thông số đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng; các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật

Để đăng ký khám và điều trị bệnh lý gan mật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn: Cdc.gov

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan