Vai trò của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đáp ứng trong bệnh Celiac

Bài viết được viết bởi ThS.Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh nhạy cảm với gluten hoặc bệnh không dung nạp gluten. Đây là một căn bệnh dị ứng với một dạng protein gọi là gluten, không cho phép cơ thể hấp thu gluten.

1.Rối loạn miễn dịch

Hình thành tự kháng thể

Ở các bệnh nhân Celiac, có sự hình thành các kháng thể đặc hiệu đối với các protein gluten. Từ những năm 1970, Shiner và Ballard đã chứng minh có sự tăng lắng đọng các globulin miễn dịch ở ngoài tế bào đặc biệt là IgA ở niêm mạc hồng tràng của các trẻ em mắc Celiac sau khi ăn gluten. Năm 1997, Dieterich và có phát hiện thấy enzym transglutaminase2 (TG2) chính là tự kháng nguyên đặc hiệu trong rối loạn miễn dịch ở bệnh lý này.

Đây là một enzym phụ thuộc calci đóng vai trò điều hòa và khử amide cho chuỗi peptid gliadin từ đó hình thành vùng quyết định kháng nguyên (epitope) gắn vào HLA-DQ2 và được nhận diện bởi các tế bào T.

Khi chế độ ăn có gluten, các từ kháng thể TG2 sẽ được sản xuất. Các kháng thể này đã được tìm thấy ở niêm mạc ruột dưới lớp màng đáy và xung quanh các mao mạch nhỏ hoặc ngay trong lòng ruột.

Gluten là loại protein chính có trong lúa mì
Bệnh nhân Celiac có sự hình thành các kháng thể đặc hiệu đối với các protein gluten

Bên cạnh đó, gluten sẽ hoạt hóa một loạt các phản ứng miễn dịch khiến tính thẩm của màng tế bào thay đổi và thực đẩy quá trình chết của các tế bào niêm mạc biểu mô ruột.

Điều này cho phép các mảnh peptid không giáng hóa được của gluten đến được lớp màng liên kết dưới lớp biểu mô và gắn vào các kháng thể TG2. Phức hợp này sau đó sẽ trình diện kháng nguyên từ đó hoạt hoá các tế bào T CD4+. Có thể phát hiện các kháng thể này trong huyết thanh của người bệnh dưới dạng IgA và IgG. Khi áp dụng chế độ ăn không có gluten, nồng độ các kháng thể sẽ giảm dần. Các triệu chứng ngoài đường tiêu hóa của Celiac có thể liên quan đến sự lắng đọng của kháng thể TG2 IgA ở gan, thận, các hạch lympho và cơ.

2.Vai trò của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đáp ứng

Tổn thương trong bệnh Celiac sẽ hồi phục hoàn toàn khi loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn và xuất hiện trở lại nếu thức ăn có gluten. Cả sự xuất hiện kháng thể TG2 và tăng số lượng tế bào T gây độc trong biểu mô đều phụ thuộc và thay đổi theo sự có mặt của gluten.

Ở bệnh nhân Celiac có sự tăng nồng độ các interleukin trong đó chủ yếu là IL-15 và tăng biểu hiện của các phân tử phức hợp tương thích mô nhóm l ở biểu mô. Tất cả những yếu tố này gợi ý sự đáp ứng mạnh mẽ của hệ miễn dịch đáp ứng cũng như sự tham gia của hệ miễn dịch tự nhiên trong quá trình bệnh sinh phức tạp của Celiac.

Có thể tóm tắt, gluten tác động đến niêm mạc đường ruột thông qua hai cơ chế.

chế độ ăn không có gluten
Tổn thương trong bệnh Celiac sẽ hồi phục hoàn toàn khi loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn

  • Cơ chế đầu tiên là các mảnh peptid giáng hóa 19-mer tạo ra các phản ứng miễn dịch tự nhiên không đặc hiệu hoạt hóa quá trình sản xuất IL-15 từ các tế bào ruột. Interleukin này thúc đẩy sự giải phóng NF-KB và các chất oxy hóa như nitric oxide hoạt hóa sự chết theo chương trình của các tế bào cũng như đóng vai trò chính trong việc “mở” vị trí liên kết giữa các tế bào biểu mô.
  • Cơ chế thứ hai thông qua đáp ứng miễn dịch làm tăng tính thấm màng tế bào giúp mảnh peptide giáng hóa 33-mer đến được lớp liên kết dưới biểu mô và bị khử gốc amide bởi men TG2. IL-15 hoạt hóa tế bào đuôi gai tăng sự bộc lộ và trình diện các peptide bị khử gốc amide của gluten và hoạt hóa một loạt các quá trình đáp ứng của Thi, giải phóng IFNY.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin cậy trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán và điều trị các bệnh lý viêm ruột mãn tính... Cùng với đó, tại Bệnh viện Vinmec, việc thực hiện chẩn đoán thông qua nội soi tiêu hóa với máy nội soi Olympus CV 190, với chức năng NBI (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi thông thường, phát hiện các tổn thương viêm loét ở đường tiêu hóa. Bệnh viện Vinmec với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm tận lực trong khám chữa bệnh, khách hàng có thể yên tâm với dịch vụ nội soi tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

364 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan