Tiến triển và biến chứng của bệnh suy thận mạn tính

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hùng - Bác sĩ điều trị bệnh nội tiết- Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bệnh suy thận mạn tính sẽ tiến triển qua 5 giai đoạn tương ứng với sự sụt giảm mức lọc cầu thận. Theo đó, các phương pháp điều trị bệnh suy thận mạn cũng thay đổi tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh.

1. Tiến triển của bệnh suy thận mạn tính

Bệnh suy thận mạn tính sẽ tiến triển suy giảm chức năng thận chậm, trong nhiều năm và không hồi phục cho đến giai đoạn cuối. Nếu người bình thường không mắc bệnh thận, sau 30 tuổi, mỗi năm theo sinh lý mức lọc cầu thận sẽ giảm trung bình 1 ml/ph/1,73m2.

Còn đối với bệnh nhân suy thận mạn được gọi là tiến triển nhanh, mỗi năm người suy thận mạn sẽ mất ≥ 5ml/ph (theo KDIGO 2012), theo thời gian sẽ dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh suy thận mạn

2.1 Nhóm yếu tố không thay đổi được

  • Tuổi tác: người lớn tuổi thường tiến triển bệnh nhanh hơn so với người trẻ tuổi.
  • Giới tính: nam giới tiến triển bệnh thận nhanh hơn so với nữ giới.
  • Chủng tộc: chủng tộc da đen mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối tăng gấp 2-3 lần nhiều hơn so với người da trắng.
  • Yếu tố di truyền: thận của trẻ sơ sinh nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2500g), sinh thiếu tháng, thận của trẻ có mẹ bị bệnh hoặc sử dụng thuốc gây độc thận trong thai kỳ sẽ nhạy cảm với các tổn thương hơn so với đứa trẻ bình thường khác.
  • Chức năng thận nền lúc phát hiện bệnh đã giảm đáng kể.

2.2 Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được

  • Mức độ protein niệu (đạm trong nước tiểu): protein niệu càng nhiều thì tốc độ suy thận càng nhanh.
  • Bệnh thận căn nguyên: suy thận mạn do đái tháo đường, bệnh cầu thận có tiến triển suy thận nhanh hơn so với tiến triển suy thận của bệnh tăng huyết áp, bệnh ống thận mô kẽ.
  • Mức độ tổn thương ống thận mô kẽ trên sinh thiết thận càng nhiều thì tiến triển suy thận càng nhanh
  • Tăng lipid máu
  • Hút thuốc lá làm thúc đẩy quá trình xơ hóa cầu thận, ống thận và mạch máu.
suy-than-man-giai-doan-cuoi-1
Hút thuốc lá làm thúc đẩy quá trình xơ hóa cầu thận, ống thận và mạch máu

3. Suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Suy thận mạn sẽ tiến triển qua 5 giai đoạn. Với suy thận mạn giai đoạn 1 và giai đoạn 2, nếu bệnh được phát hiện sớm, có phương án điều trị đúng đắn và chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc sống chung với bệnh cũng như trị dứt điểm các triệu chứng khó chịu của bệnh là hoàn toàn có thể.

Tuy nhiên, khi bệnh suy thận mạn đã tiến triển đến giai đoạn cuối (suy thận mạn giai đoạn 5) lúc này chức năng thận đã suy giảm hoàn toàn, bệnh nhân cần phải tiến hành các biện pháp điều trị thay thế thận để duy trì sự sống.

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối:

Trong đó, chạy thận nhân tạo (lọc máu) và ghép thận là 2 phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.

suy-than-man-giai-doan-cuoi-2
Chạy thận nhân tạo (lọc máu) và ghép thận là 2 phương pháp được áp dụng phổ biến nhất

Bệnh nhân thực hiện chạy thận nhân tạo cần tiến hành định kỳ 3 tuần/lần sẽ sống thêm được từ 5 đến 10 năm, có nhiều trường hợp kéo dài từ 20 đến 30 năm. Đối với trường hợp ghép thận, tùy theo thận của người cho là thận của người sống hay người chết não, có cùng huyết thống hay không mà có tỷ lệ sống còn khác nhau. Nếu thận cho là từ người cùng huyết thống với bệnh nhân thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 95 - 98%, tỉ lệ sống trên 10 năm là 75 - 85% và sống trên 20 năm là 50% tùy từng trường hợp. Điều này có nghĩa là trung bình bệnh nhân ghép thận cùng huyết thống có thể sống 15 đến 20 năm nếu điều trị và tuân thủ tốt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sau khi phát hiện suy thận mạn giai đoạn cuối và tiến hành điều trị, bệnh nhân có thể tử vong chỉ sau 1 - 2 tháng phát hiện.

Để kéo dài thời gian sống của bệnh nhân suy thận mạn, giúp việc chữa trị đạt hiệu quả và giảm số lần chạy thận, người bệnh nên chú ý tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ ăn uống cần phải kiêng khem nghiêm ngặt, giữ tinh thần luôn thoải mái, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

21.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Ghép thận tại Vinmec
    Một số điều cần biết về ghép thận

    Thận đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như: bài tiết các chất độc hại sau khi cơ thể đã chuyển hóa thông qua sự bài tiết nước tiểu, điều hòa huyết áp, điều chỉnh cân bằng toan – kiềm, ...

    Đọc thêm
  • viêm phúc mạc là gì
    Viêm phúc mạc cấp: Cần phẫu thuật sớm

    Viêm phúc mạc cấp là một bệnh lý nặng, nếu không được can thiệp kịp thời bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao tử vong. Phẫu thuật viêm phúc mạc cấp cần được thực hiện càng sớm càng tốt trên ...

    Đọc thêm
  • dịch lọc màng bụng
    Chỉ định và chống chỉ định lọc màng bụng

    Hiện nay ở nước ta đang có khoảng 8 - 10% dân số mắc căn bệnh suy thận vào giai đoạn cuối, vì thế nhu cầu sử dụng các phương pháp điều trị thay thế ngày càng lớn. Trong đó ...

    Đọc thêm
  • Bitolysis 1,5%
    Công dụng thuốc Bitolysis 1,5%

    Thuốc Bitolysis 1,5% thuộc nhóm thuốc dung dịch thẩm phân phúc mạc. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông ...

    Đọc thêm
  • Lọc màng bụng cho trẻ em
    Lọc màng bụng ở trẻ em

    Lọc màng bụng là một phương pháp lọc máu ngoài thận, kỹ thuật đơn giản, có thể áp dụng trong nhiều cơ sở điều trị vì không đòi hỏi máy móc phức tạp và nhân viên y tế chuyên khoa ...

    Đọc thêm