Cây bạch chỉ nam có tác dụng gì?

Bạch chỉ nam là 1 vị thuốc được dùng nhiều với tác dụng chữa cảm mạo, sốt nóng, phong nhiệt và đậu mùa. Cùng tìm hiểu các công dụng chữa bệnh của cây bạch chỉ nam qua bài viết dưới đây.

1. Cây bạch chỉ nam có hình dáng như thế nào?

Cây bạch chỉ nam là cây thuộc họ đậu, loài cây này còn có tên gọi khác là cây dậu chỉ, đậu dự, cây mát rừng. Bạch chỉ nam là loài cây được sử dụng nhiều với mục đích trị cảm mạo, sốt nóng, không thoát mồ hôi, ngạt mũi, sợ gió, chân tay nhức mỏi, viêm da dị ứng sơn hoặc đậu mùa.

Trong khoa học, cây bạch chỉ nam có tên là Millettia pulchra, thuộc họ Fabaceae.

Hình dạng:

Cây bạch chỉ nam thuộc dạng cây mọc gần bụi, có chiều cao trung bình từ 5-7m. Cây này có lá hình dạng lá kép lông chim, là mọc so le và mỗi cành thường từ 11-17 lá chét. Hoa của cây bạch chỉ nam có màu tím hồng, mọc thành chùm ở nách lá và gần với ngọn. Cây bạch chỉ nam có phần quả hình quả đậu, nhẵn và cứng. Hạt ở trong hình trứng dẹt có màu vàng nhạt. Ở cây bạch chỉ nam, vị thuốc được thu hoạch nằm ở phần rễ, rễ của cây này thuộc nhóm rễ củ.

Nơi phân bố:

Bạch chỉ nam mọc chủ yếu ở miền núi trung du. Ở Việt Nam thì loài cây này phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái và Hòa Bình.

Mùa thu hoạch:

Có thể thu hái rễ của cây bạch chỉ nam quanh năm vì loài cây này phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên. Thông thường sẽ lấy củ rễ từ những cây nhỏ, sau đó rửa sạch, thái phiến và phơi khô.

2. Cây bạch chỉ nam có tác dụng gì?

2.1 Thành phần hóa học của cây bạch chỉ nam:

Trong các thành phần của cây bạch chỉ nam, các nhà khoa học tìm thấy những chất bao gồm maackiai, sophoranon, pterocarpin, các hợp chất flavonoid(2S)-5,7,4’- trihydroxy -8,3’,5’–triprenylfavanon, 5,7,2’,4’- terahydroxy-6,3’-diprenylisoflavon.

2.2 Công dụng vị thuốc bạch chỉ nam:

Cây bạch chỉ nam được lấy phần rễ củ để làm thuốc. Củ có vị đắng và hơi cay, mùi thơm hơi hắc và có tính mát. Thường được dùng để trị cảm mạo, sốt nóng, bí mồ hôi, ngạt mũi, nhức đầu, sợ gió hoặc chân tay nhức mỏi.

2.3 Công dụng khác của cây bạch chỉ nam

Với những người bị dị ứng sơn (bệnh sơn ăn), có thể sử dụng cây bạch chỉ nam mài chung với nước vo gạo để bôi lên chỗ bị sơn ăn và chảy máu.

3. Các bài thuốc tác dụng của cây bạch chỉ nam

Phần thông tin này chỉ gợi ý về các bài thuốc có thể kết hợp bởi cây bạch chỉ nam và các dược liệu khác, để sử dụng thì người bệnh phải đến các thầy thuốc đông y có uy tín và kinh nghiệm để được tư vấn và bốc thuốc đúng liều. Dưới đây là các bài thuốc về tác dụng của cây bạch chỉ nam:

  • Chữa phong nhiệt, mẩn ngứa: Rễ bạch chỉ nam, đơn kim, đơn đỏ. Dùng theo cách sắc thuốc.
  • Chữa mụn nhọt có mưng mủ: Bạch chỉ nam, Kim ngân hoa, Xương bồ, Hạ khô thảo, Gai bồ kết, kinh giới, vảy tê tê, hà thủ ô. Dùng 1 lít nước và sắc cho đến khi còn 400ml, chia làm 3 lần uống trong ngày đối với người lớn. Với trẻ em, tùy vào độ tuổi, mỗi lần uống từ 50ml - 100ml, uống 2 lần/ ngày.
  • Chữa đau bụng, khó tiêu hóa hoặc tiêu chảy: Bạch chỉ nam, trần bì, hậu phác nam. Dùng theo cách sắc thuốc và uống.
  • Chữa mẩn ngứa và dị ứng: Bạch chỉ nam, hoa khế tươi, lá cối xay, kim ngân hoa, sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa cảm mạo, sốt nóng: Bạch chỉ nam, cam thảo đất, bạc hà, kinh giới, cát căn, sài đất, sắc uống mỗi ngày một thang.

Tóm lại, bạch chỉ nam là 1 loại cây có vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Để dùng các bài thuốc có sự kết hợp của bạch chỉ nam một cách có hiệu quả, người bệnh nên được tư vấn bởi các bác sĩ y học cổ truyền và sắc thuốc đúng với toa kê.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan