7 loại phát ban khi mang thai và những ảnh hưởng tới thai kỳ

Mục lục

Có 7 loại phát ban khi mang thai phổ biến khác nhau như phát ban nhiệt, nổi mề đay, PUPPP và nhiều loại khác. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể của từng loại phát ban mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc hay các biện pháp chăm sóc tại nhà. Thuật ngữ y học chính thức để chỉ các tình trạng phát ban khi mang thai là "bệnh da liễu khi mang thai".

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. 7 loại phát ban khi mang thai

Có một số trường hợp khiến phụ nữ mang thai nổi phát ban trên da. Một số loại phát ban chỉ xuất hiện khi mang thai, trong khi các loại khác có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, một số trường hợp nổi phát ban có thể phổ biến hơn trong thai kỳ do thai phụ phải đối mặt với sự biến đổi hormone trong cơ thể.

Phần lớn trường hợp nổi phát ban da không nghiêm trọng và không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. 7 loại phát ban khi mang thai bao gồm:

  • Phát ban nhiệt.
  • Nổi mề đay.
  • Dị ứng trong thai kỳ.
  • Sẩn và mảng sẩn ngứa khi mang thai (PUPPP).
  • Ứ mật thai kỳ (ICP).
  • Bệnh chốc lở dạng herpes.
  • Pemphigoid khi mang thai.

1.1 Phát ban nhiệt

Phụ nữ mang thai thường có lượng máu tăng lên, khiến cơ thể cảm thấy ấm hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến việc ra mồ hôi nhiều hơn. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể gây ra phát ban nhiệt, hay còn gọi là mồ hôi nổi.

Phát ban nhiệt hay còn gọi là rôm sảy, thường làm cho da nổi các nốt nước nhỏ, gây ngứa. Để làm dịu các nốt nước này, thai phụ nên giữ da mát mẻ và khô ráo. Những biện pháp sau có thể giúp người phụ nữ đối phó với phát ban nhiệt:

  • Mặc quần áo rộng rãi, làm từ sợi tự nhiên như cotton.
  • Tránh làm việc và ngủ trong môi trường ẩm ướt, thay vào đó, sống trong môi trường thoáng đãng.
  • Thay quần áo ướt ngay khi có thể.
  • Dùng nước mát để làm dịu vùng da nổi phát ban.

1.2 Nổi mề đay

Các vết phát ban thường xuất hiện dưới dạng sưng hoặc hăm da, vì vậy, thai phụ sẽ thấy ngứa và tình trạng này là một trong 7 loại phát ban khi mang thai. Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng này, bao gồm:

  • Nhiệt độ.
  • Gãi da hoặc cọ xát da.
  • Sự căng thẳng hoặc áp lực lên da.

Nóng và ngứa là điều thường gặp khi mang thai, có thể dẫn đến nổi mề đay. Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng góp phần vào tình trạng này. 

Nổi mề đay là một trong 7 loại phát ban khi mang thai.
Nổi mề đay là một trong 7 loại phát ban khi mang thai.

Thai phụ có thể tự điều trị các trường hợp nổi mề đay nhẹ bằng cách làm mát da. Tuy nhiên, nếu vết phát ban trở nên nghiêm trọng hoặc đi kèm với các triệu chứng như sưng hoặc khó thở, thai phụ hãy liên hệ với các cơ sở y tế ngay lập tức.

1.3 Dị ứng trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai thường có phản ứng dị ứng nhóm phát ban gây nổi mẩn tương tự nhau. Các loại phát ban này bao gồm:

  • Bệnh chàm: Đây là tình trạng phát ban khô và ngứa, có thể gây phát ban. Phụ nữ mang thai có thể gặp phải bệnh chàm và tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ.
  • Sẩn ngứa (Prurigo) khi mang thai: Loại phát ban này bao gồm các vết sưng nhỏ chứa chất lỏng.
  • Viêm nang lông khi mang thai: Gây ra các nốt sẩn tương tự như mụn nhọt hoặc mụn trứng cá.

Mặc dù gây khó chịu nhưng các tình trạng này không đe dọa đến sức khỏe của bà bầu hoặc thai nhi. Thường thì vết phát ban sẽ biến mất sau khi sinh. Trong thời gian đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm dịu da, kem steroid hoặc thuốc kháng histamine để giảm cơn ngứa. 

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamine để giảm cơn ngứa.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamine để giảm cơn ngứa.

1.4 Sẩn và mảng sẩn ngứa khi mang thai (PUPPP)

Sẩn và mảng sẩn ngứa khi mang thai (PUPPP) là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 1 trên 160 trường hợp mang thai. Tình trạng này thường phổ biến hơn ở những người phụ nữ mang nhiều bào thai như thai đôi hoặc thai ba.

PUPPP phát triển khi da căng ra, gây tổn thương cho lớp mô dưới da và gây viêm, nổi phát ban trên da. Thường thì PUPPP bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ ba nhưng một số trường hợp có thể bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai. Tình trạng này sẽ biến mất sau sinh.

PUPPP gây ngứa và nổi mụn trên da nhưng không gây ra biến chứng. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine, kem làm dịu da hoặc steroid để điều trị.

1.5 Ứ mật thai kỳ (ICP)

ICP hay còn được gọi là ứ mật thai kỳ (OC), là một vấn đề nghiêm trọng về gan có thể xảy ra trong thai kỳ. Đặc điểm của tình trạng này là gây ngứa nhiều, xuất phát từ lòng bàn tay và lòng bàn chân trước khi lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể, có thể có hoặc không đi kèm với nổi phát ban hoặc ngứa.

Đôi khi, ngứa là triệu chứng duy nhất của ICP. Thai phụ cũng có thể bị vàng da, khiến cho da, móng tay và mắt có màu vàng. Ứ mật thai kỳ thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ ba hoặc chỉ ở tháng đầu tiên của ba tháng cuối thai kỳ.

ICP - một trong 7 loại phát ban khi mang thai - thường phổ biến ở Lục địa Nam Mỹ và Bắc Âu. Tại Hoa Kỳ, khoảng 0,2–0,3% số ca mang thai mắc phải ICP.

1.6 Bệnh chốc lở dạng herpes

Bệnh chốc lở Herpetiformis còn được biết đến là bệnh vẩy nến khi mang thai, là một tình trạng da nghiêm trọng nhưng hiếm khi xuất hiện trong thai kỳ, thường là vào tam cá nguyệt thứ ba.  

Nổi phát ban da thường bắt đầu ở các khu vực nếp gấp da. Sau đó, lan rộng khắp bề mặt da tạo thành các mảng lớn, làm da bị bong tróc hoặc bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, tiêu chảy, mất nước, nhịp tim đập không đều và co giật.

Thường thì bệnh chốc lở Herpetiformis sẽ tự biến mất sau khi người phụ nữ sinh con, tuy nhiên, vẫn tồn tại nguy cơ thai chết lưu. Trong một số trường hợp hiếm, tình trạng này có thể gây tử vong. Bác sĩ thường kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro này bằng cách kê đơn thuốc corticosteroid và thuốc kháng sinh toàn thân.

Nếu một người phụ nữ mắc bệnh chốc lở dạng herpes trong thai kỳ, có khả năng bệnh nhân sẽ gặp lại tình trạng này ở các lần mang thai sau.

1.7 Pemphigoid khi mang thai

Pemphigoid khi mang thai là một bệnh tự miễn hiếm gặp, ảnh hưởng đến khoảng 1/ 2.000–50.000 trường hợp mang thai. Bệnh này gây ngứa, tương tự như vết phát ban, ban đầu xuất hiện quanh vùng rốn và sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh có thể xuất hiện cả mụn nước.

Tình trạng này thường bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, mặc dù cũng có thể xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc ngay sau khi sinh. Ban đầu, pemphigoid có thể giảm dần vào cuối thai kỳ, nhưng thường tái phát trước khi sinh. Sau khi sinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc việc sử dụng thuốc tránh thai có thể làm bệnh tái phát.

Trong khoảng 5% các trường hợp mang thai mắc phải pemphigoid, trẻ sơ sinh có thể bị tổn thương da. Tuy nhiên, nguy cơ chính xác mà bệnh này gây ra cho thai nhi vẫn chưa được hiểu rõ.

2. Cách điều trị 7 loại phát ban khi mang thai

Các tình trạng nổi phát ban nhẹ như phát ban nhiệt hoặc bệnh chàm thường có thể được kiểm soát tại nhà. Dưới đây là một số biện pháp mà người bệnh có thể thử để làm dịu làn da kích ứng và giảm ngứa:

  • Giữ cho da sạch và khô bằng cách sử dụng sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không chứa hương liệu.
  • Rửa bằng nước mát hoặc nước ấm thay vì nước nóng hoặc lạnh.
  • Duy trì độ ẩm cho da bằng cách sử dụng chất làm dịu da không chứa hương liệu, nhất là sau khi tắm hoặc rửa tay.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có thể gây kích ứng da, như xà phòng hoặc nước hoa.
  • Chọn quần áo làm từ các loại vải mềm, rộng rãi như cotton hoặc vải linen.
  • Sử dụng các biện pháp làm dịu da như chườm mát, tắm bột yến mạch hoặc dùng kem dưỡng da calamine để giảm ngứa.
  • Tránh gãi da, vì điều này có thể làm tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. 
Tránh sử dụng nước hoa vì mẹ bầu có thể bị kích ứng da.
Tránh sử dụng nước hoa vì mẹ bầu có thể bị kích ứng da.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ để tìm phương pháp điều trị y tế phù hợp. Dựa vào nguyên nhân gây nổi phát ban, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamine, steroid bôi tại chỗ hoặc các loại thuốc khác. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ