Đau vai khi mang thai có thể xuất phát từ những thay đổi trong cơ thể hoặc từ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mặc dù việc nghỉ ngơi hoặc chườm nóng có thể giúp giảm sự khó chịu ở một số trường hợp nhưng phương pháp điều trị sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Nguyên nhân gây đau vai khi mang thai?
Trong quá trình mang thai, cơ thể trải qua nhiều thay đổi về cấu trúc, chức năng, hormone và cách chuyển động, có thể gây đau ở cơ, xương, dây chằng, khớp hoặc gân, đặc biệt là ở vùng vai.
Hội chứng Parsonage-Turner (PTS) là một loại rối loạn hiếm gặp, ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong cột sống, cổ và cánh tay. Hội chứng PTS có thể gây đau ở vai hoặc cánh tay một cách dữ dội và kéo dài hàng tuần. Nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng này khi mang thai chưa được các chuyên gia xác định, tuy nhiên có thể liên quan đến chức năng của hệ miễn dịch.

Ngoài ra, tiền sản giật và mang thai ngoài tử cung - hai tình trạng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, cũng có thể là nguyên nhân gây đau vai khi mang thai cùng các triệu chứng khác.
- Tiền sản giật là tình trạng huyết áp cao xảy ra trong thai kỳ, thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ ba hoặc sớm nhất là từ tuần 20. Đây là một vấn đề nghiêm trọng vì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, co giật và hội chứng HELLP.
- Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi thai nhi phát triển bên ngoài tử cung, thường trong ống dẫn trứng. Điều này có thể khiến ống dẫn trứng bị vỡ, gây chảy máu bên trong cơ thể.
Mặc dù ở giai đoạn đầu, mang thai ngoài tử cung có thể không gây ra nhiều triệu chứng và có thể giống như một thai kỳ bình thường nhưng khi tiến triển, bệnh có thể gây đau ở vai và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Bên cạnh đó, tiền sản giật gây ra đau vai và được nghiên cứu liên kết với 2-8% tỷ lệ các biến chứng thai kỳ trên toàn thế giới.
Ngoài đau vai khi mang thai, các triệu chứng khác của tiền sản giật có thể bao gồm:
- Huyết áp cao
- Buồn nôn và nôn trong giai đoạn sau của thai kỳ
- Đau bụng phía trên
- Thay đổi tầm nhìn hoặc cảm giác như thấy các đốm
- Khó thở
- Tăng cân đột ngột
- Đau đầu kéo dài hoặc nghiêm trọng
- Sưng mặt hoặc sưng tay
- Số lượng tiểu cầu thấp
- Chức năng thận hoặc gan không bình thường
- Sự tích tụ chất lỏng trong phổi

2. Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ
Khi trao đổi với bác sĩ về những cơn đau nhức bất thường trong thai kỳ, người bệnh cần báo cáo bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tiền sản giật hoặc thai ngoài tử cung ngay lập tức. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng và cần được hăm sóc y tế kịp thời.
Trong trường hợp cảm thấy đau hoặc yếu đột ngột, đặc biệt là ở vùng vai, người bệnh nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị.
Bên cạnh đó, người bệnh hãy nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị mới nào cho vấn đề đau vai trong thai kỳ. Một số phương pháp điều trị và thuốc có thể không an toàn hoặc không phù hợp với người mang thai.

4. Điều trị
Quá trình điều trị đau vai khi mang thai phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Đối với những cơn đau nhức toàn thân, nghỉ ngơi, nằm và chườm nóng có thể giúp giảm bớt cảm giác đau. Bác sĩ cũng có thể đề xuất một số cách khác như:
- Bài tập
- Vật lý trị liệu
- Trị liệu bằng tay, chẳng hạn như xoa bóp
- Các phương pháp không xâm lấn khác
- Sử dụng thuốc an toàn khi mang thai
Hội chứng Parsonage-Turner (PTS) không có phương pháp điều trị cụ thể nhưng đôi khi bệnh có thể tự khỏi. Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn, bác sĩ sẽ đề xuất một kế hoạch điều trị cá nhân, bao gồm sử dụng thuốc, corticosteroid hoặc vật lý trị liệu.
Đối với tiền sản giật, phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và giai đoạn thai kỳ. Nếu tiền sản giật xuất hiện ở tuần thứ 37 của thai kỳ, phương pháp điều trị thường liên quan đến quá trình sinh sản.
Trong trường hợp tình trạng tiền sản giật nhẹ và mang thai dưới 37 tuần, bác sĩ có thể khuyên người bệnh chờ đợi và theo dõi chặt chẽ, đồng thờ nghỉ ngơi tại giường là điều cần thiết. Còn với những trường hợp tiền sản giật nghiêm trọng, quá trình điều trị thường được thực hiện tại bệnh viện bao gồm phương pháp sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch (IV) và tiêm steroid.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề xuất sinh con sớm nhất là khi thai kỳ đạt 34 tuần. Quyết định sinh con sớm hay chờ đợi thêm thường phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể.
Trường hợp thai ngoài tử cung, phương pháp điều trị thường là loại bỏ thai với các phương pháp bao gồm sử dụng thuốc để chấm dứt thai kỳ hoặc phẫu thuật để loại bỏ thai.
5. Các câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số thắc mắc phổ biến về đau vai khi mang thai:
5.1 Cảm giác của tiền sản giật như thế nào?
Tiền sản giật thường gây ra đau ở vai và phía trên bên phải của bụng, đôi khi cảm thấy ngay dưới lồng ngực. Triệu chứng của bệnh thường kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn.
5.2 Đau vai là một trong những triệu chứng của mang thai ngoài tử cung?
Đúng, khi mang thai ngoài tử cung xảy ra, người bệnh có thể cảm thấy đau ở vai, cánh tay hoặc phía trên vai.
5.3 Các dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung ở tuần thứ 6 là gì?
Trong giai đoạn đầu của thai ngoài tử cung, các triệu chứng có thể tương tự như mang thai như đau bụng, đau ngực hoặc kinh nguyệt không đều. Những dấu hiệu ban đầu khác có thể bao gồm đau nhẹ ở bụng hoặc xương chậu, đau ở lưng dưới, xuất hiện máu âm đạo không bình thường hoặc cảm giác nhẹ ở một bên xương chậu.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.