Ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ mang thai: Mối liên kết là gì?

Mục lục

Ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ mang thai có thể xảy ra ở một số thai phụ, đặc biệt là những người có nguy cơ cao. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể gây gián đoạn giấc ngủ, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ và dẫn đến tình trạng sức khỏe của mẹ bầu ngày càng kém đi do không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ mang thai do tắc nghẽn là tình trạng mà mẹ bầu ngừng thở liên tục trong khi ngủ, khiến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.  

Lúc này, đường hô hấp trên của mẹ bầu, bao gồm cả gốc lưỡi và vòm miệng bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Tình trạng này sẽ khiến mẹ bầu ngừng thở trong khoảng 10 giây hoặc lâu hơn.  

Mẹ bầu có thể ngừng thở trong khoảng 10 giây hoặc lâu hơn nếu gặp tình trạng này, gây ra nhiều sự khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
Mẹ bầu có thể ngừng thở trong khoảng 10 giây hoặc lâu hơn nếu gặp tình trạng này, gây ra nhiều sự khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ mang thai có thể xảy ra nhiều lần trong đêm. Khi nhịp thở bắt đầu lại sau các đợt ngừng thở, mẹ bầu có thể phát ra âm thanh ngáy to hoặc thở hổn hển, thậm chí có thể có cảm giác nghẹt thở khi ngủ.

2. Nguyên nhân ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ mang thai

Trong thai kỳ, sự thay đổi về nội tiết tố có thể dẫn tới tình trạng ngưng thở tắc nghẽn trong khi ngủ, có thể kể đến như:

  • Sưng màng nhầy trong mũi: Mức độ hormone cao, đặc biệt là estrogen, có thể làm màng nhầy trong mũi sưng lên, gây nghẹt mũi, ngáy và góp phần gây ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ.
  • Progesterone tăng cao: Progesterone tăng cao trong thai kỳ cũng tác động đến các cơ hô hấp, làm chúng hoạt động liên tục, có thể dẫn đến cảm giác khó thở.
  • Áp lực từ tử cung và em bé lên phổi: Khi tử cung và thai nhi phát triển, áp lực lên phổi tăng lên, làm giảm thể tích không khí và tăng nhịp thở, ảnh hưởng đến nhịp thở đều đặn khi ngủ.

Trong quá trình mang thai, nằm ngửa khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn lúc ngủ, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và uể oải hơn vào hôm sau do giấc ngủ bị gián đoạn cũng như không sâu.

3. Tác hại của ngưng thở khi ngủ  

Khi không được điều trị, ngưng thở khi ngủ sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể. Tình trạng này sẽ làm giảm nồng độ oxy trong máu và tăng nhịp tim, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Ngưng thở khi ngủ có thể làm trầm trọng thêm nhiều bệnh lý khác như:

Ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ mang thai có thể khiến bệnh tim thêm trầm trọng.
Ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ mang thai có thể khiến bệnh tim thêm trầm trọng.

Trong thai kỳ, ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thai kỳ và ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe khác của thai phụ:  

  • Tiểu đường thai kỳ  
  • Chuyển dạ kéo dài
  • Mổ lấy thai ngoài ý muốn  
  • Tiền sản giật
  • Giảm thông khí do béo phì - Ngưng thở khi ngủ thường gặp ở những phụ nữ béo phì và có thể dẫn đến tình trạng giảm thông khí, gây ra sự mất cân bằng khí trong máu (quá nhiều carbon dioxide và quá ít oxy).

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ cũng có thể động nghiêm trọng đến thai nhi, bao gồm:

  • Huyết áp cao và lượng máu giảm: Tình trạng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra huyết áp cao ở thai phụ, làm giảm lượng máu được bơm từ tim, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến nhau thai và thai nhi. Điều này có thể ảnh hưởng đến nồng độ oxy cung cấp cho trẻ.
  • Giảm nồng độ oxy: Thiếu oxy kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho thai nhi, bao gồm giảm nhịp tim, nhiễm toan và chậm phát triển, có thể khiến trẻ nhỏ hơn so với tuổi thai.
  • Tác động đến hormone tăng trưởng: Khi giấc ngủ của thai phụ bị gián đoạn do ngưng thở, lượng hormone tăng trưởng có thể bị giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và làm tăng nguy cơ sinh non, cũng như các vấn đề sức khỏe khác, thậm chí là tử vong ở trẻ.

4. Chẩn đoán và điều trị

Nếu nghi ngờ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ mang thai, việc thông báo với bác sĩ thai sản là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp các bác sĩ:

  • Đánh giá mức độ nghiêm trọng: Các bác sĩ có thể thực hiện các đánh giá cần thiết để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng ngưng thở khi ngủ.
  • Lập kế hoạch điều trị: Dựa trên đánh giá, bác sĩ sẽ có thể lập kế hoạch điều trị kịp thời và phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro cho cả mẹ cùng thai nhi. 
Ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ mang thai có thể mang tới nhiều hệ luỵ cho trẻ nhỏ, vì thế cần đặc biệt theo dõi với bác sĩ thai sản.
Ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ mang thai có thể mang tới nhiều hệ luỵ cho trẻ nhỏ, vì thế cần đặc biệt theo dõi với bác sĩ thai sản.

Hội chứng này có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, lảo đảo hoặc cáu kỉnh hơn vào buổi sáng. Ngoài ra, các triệu chứng như nghiến răng, khô cổ họng, đau đầu vào buổi sáng cũng là những triệu chứng điển hình.

Quá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng ngưng thở. Các bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp giúp mở lỗ mũi khi ngủ như thuốc xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp như miếng dán, ống ngậm đặc biệt hoặc máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) để giúp bệnh nhân hô hấp tốt hơn trong khi ngủ.

Bên cạnh đó, thay đổi tư thế ngủ từ nằm ngửa sang ngủ nghiêng bên trái và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát cân nặng cũng là những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm thiểu tình trạng ngưng thở khi ngủ. 

Hội chứng này có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, lảo đảo hoặc cáu kỉnh hơn vào buổi sáng.
Hội chứng này có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, lảo đảo hoặc cáu kỉnh hơn vào buổi sáng.

Với các phương pháp điều trị khác nhau, tình trạng ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ mang thai có thể được cải thiện, giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng sức khỏe lâu dài cho cả mẹ và bé.  

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ