Dị ứng gây mệt mỏi như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị

Mục lục

Tình trạng dị ứng gây mệt mỏi có thể làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Dị ứng có thể do các nguyên nhân khác nhau, vì vậy bệnh nhân nên tìm hiểu và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân. Hãy cùng Vinmec tìm hiểu chi tiết về vấn đề dị ứng gây mệt mỏi thông qua bài viết dưới đây

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Miễn Dịch Dị Ứng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Dị ứng gây mệt mỏi như thế nào?

Dị ứng là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch nhận định một chất bình thường là tác nhân gây hại. Những chất này được gọi là tác nhân gây dị ứng.  

Một số triệu chứng khi bị dị ứng, bao gồm:

  • Ho.
  • Ngứa.
  • Hắt hơi.
  • Kích ứng da.
  • Chảy nước mũi.

Hầu hết người bị dị ứng chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ khi gặp phải các triệu chứng này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân cho biết dị ứng gây mệt mỏi và nhiều phiền phức cho cuộc sống của họ.

Hầu hết những người bị nghẹt mũi và đau đầu do dị ứng sẽ gặp một số vấn đề về giấc ngủ. Bên cạnh đó, phản ứng dị ứng cũng giải phóng các hợp chất khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi hơn. Các hợp chất này có khả năng chống lại dị ứng nhưng đồng thời, cũng dẫn đến tình trạng sưng các mô mũi, khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Thiếu ngủ và nghẹt mũi liên tục có thể khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, mơ hồ.

Tình trạng dị ứng gây mệt mỏi thường được các chuyên gia gọi là hội chứng “sương mù ở não". Tình trạng mệt mỏi do dị ứng khiến người bệnh mất tập trung, dẫn đến mất nhiều thời gian để thực hiện các hoạt động học tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày. 

Các triệu chứng của dị ứng khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi.
Các triệu chứng của dị ứng khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi.

2. Phương pháp điều trị nguyên nhân dị ứng dẫn đến mệt mỏi

2.1 Tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng

Bước đầu tiên trong việc giải quyết tình trạng dị ứng gây mệt mỏi chính là xác định nguyên nhân gây dị ứng. Nếu không chắc chắn bản thân bị dị ứng với chất nào, bệnh nhân đến đến bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín để được được các bác sĩ chỉ định thực hiện các bài kiểm tra chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây ra dị ứng.

Các phương pháp chẩn đoán dị ứng phổ biến bao gồm:

  • Xét nghiệm da: Phương pháp này sẽ dùng một cây kim chích tiêm lượng nhỏ chất gây dị ứng vào một vị trí cụ thể trên da. Những người bị dị ứng thường xuất hiện những nốt mẩn đỏ tại những điểm tiêm.
  • Xét nghiệm máu: Khi cơ thể bị dị ứng, trong máu của bệnh nhân sẽ chứa những tế bào cho thấy họ nhạy cảm với một số tác nhân dị ứng nhất định.
  • Khám sức khoẻ: Đánh giá các dấu hiệu của dị ứng như kích ứng da và vấn đề về hô hấp để hỗ trợ quá trình chẩn đoán.

2.2 Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng

Bệnh nhân có thể bị dị ứng do nhiều tác nhân gây ra như lông của thú cưng, phấn hoa, bụi bẩn… Vì vậy, sau khi xác định được cơ thể dị ứng với tác nhân nào, bệnh nhân cần hạn chế tiếp xúc với chúng.  

Lông thứ cứng là một trong những tác nhân gây dị ứng.
Lông thứ cứng là một trong những tác nhân gây dị ứng.

2.3 Sử dụng thuốc

Trên thị trường có nhiều loại thuốc dùng cho dị ứng. Một số dành riêng cho các loại dị ứng cụ thể, trong khi những loại khác có tác dụng chung, được sử dụng để điều trị nhiều loại dị ứng khác nhau.

Nếu bệnh nhân muốn tránh tình trạng dị ứng gây mệt mỏi, lựa chọn tốt nhất là sử dụng thuốc kháng histamine. Những loại thuốc này giúp giảm viêm, tạm thời giảm các triệu chứng của dị ứng.

Để giảm thiểu các triệu chứng của dị ứng hiệu quả, việc giảm tiếp xúc với các chất gây dị ứng là rất quan trọng. Mọi người cần lưu ý rằng, nhiều thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ. Do đó, nếu bệnh nhân cần phải tỉnh táo vào ban ngày, tốt nhất là chọn thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ như Claritin.

Nếu gặp khó khăn trong việc ngủ vào ban đêm, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamine gây buồng ngủ nhằm giúp giảm các triệu chứng của dị ứng và hỗ trợ giấc ngủ. Benadryl là một loại thuốc kháng histamine khá phổ biến.

Thuốc xịt mũi như Flonase cũng có thể giảm các triệu chứng của dị ứng. Thuốc có sẵn dưới dạng thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Thông thường, những loại thuốc xịt không gây buồn ngủ nhưng bệnh nhân cũng cần lưu ý kiểm tra nhãn trên toa thuốc. 

Sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng của dị ứng gây mệt mỏi cho cơ thể.
Sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng của dị ứng gây mệt mỏi cho cơ thể.

2.4 Tiêm phòng dị ứng

Tiêm phòng dị ứng được coi là phương pháp điều trị triệu chứng dị ứng mạnh mẽ nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm những liều nhỏ của các chất gây dị ứng vào dưới da, giúp bệnh nhân dần trở nên ít nhạy cảm với những chất gây dị ứng này. Do đó, các phản ứng dị ứng sẽ ít xuất hiện hơn, mức độ nghiêm trọng cũng giảm đi theo thời gian.

Tiêm phòng dị ứng có thể giảm nhẹ cảm giác mệt mỏi, giúp giảm các triệu chứng và không gây buồn ngủ. Bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định loại thuốc tiêm phòng dị ứng nào hiệu quả nhất đối với bản thân.

2.5 Sử dụng bình rửa mũi

Một số người mắc dị ứng có thể giảm nhẹ các triệu chứng của mình bằng cách sử dụng bình để rửa mũi. Bệnh nhân chỉ cần đổ dung dịch muối sinh lý vào dụng cụ này và rót vào một bên mũi. Dung dịch này có thể giúp làm sạch đường hô hấp mũi và giảm sưng. Điều này có thể giảm tình trạng dị ứng gây mệt mỏi.

Dị ứng gây mệt mỏi, làm gián đoạn giấc ngủ của bệnh nhân vào ban đêm, dẫn đến khó chịu vào ban ngày. Tình trạng mệt mỏi do dị ứng gây ra không dễ chịu và có thể làm trở ngại cho việc học tập, làm việc và các hoạt động hàng ngày. Vì thế bệnh nhân nên tìm hiểu các phương pháp điều trị dị ứng phù hợp bản thân. Lưu ý, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn.  

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ