Sanaperol là thuốc gì? Thuốc Sanaperol có tác dụng gì?

Mục lục

Thuốc Sanaperol được bào chứa dạng viên nén bao tan trong ruột, có thành phần chính là Rabeprazole Sodium 20mg. Thuốc được dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây loét hoặc ăn mòn, loét tá tràng.

1. Thuốc Sanaperol có tác dụng gì?

Sanaperol có thành phần chính là Rabeprazole (hàm lượng 20mg) có tác dụng làm giảm axit dạ dày. Với công dụng trên, thuốc Sanaperol thường được chỉ định dùng cho các trường hợp:

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Sanaperol

Cách dùng: Thuốc Sanaperol được bào chế dưới dạng viên nén nên cần uống nguyên viên thuốc với nước (có thể dùng cùng hoặc không cùng thức ăn). Không được nhai, cắn hay bẻ viên thuốc.

Liều dùng:

Để điều trị các vấn đề về loét dạ dày - tá tràng, người dùng có thể tham khảo liều dùng dưới đây:

  • Điều trị GERD gây loét hoặc ăn mòn: Uống 20mg/ 1 lần/ ngày. Thời gian điều trị 4 - 8 tuần. Nếu sau thời gian trên vẫn không cải thiện, có thể dùng thêm 1 đợt điều trị mới (8 tuần) với Sanaperol.
  • Điều trị GERD sinh triệu chứng: Uống 20mg/ 1 lần/ ngày, điều trị trong 4 tuần. Nếu triệu chứng không cải thiện sau 4 tuần, có thể dùng thêm 1 đợt điều trị nữa.
  • Điều trị loét tá tràng: Uống 20mg/ 1 lần/ ngày, sau bữa ăn sáng với 1 đợt điều trị khoảng 4 tuần. Phần lớn bệnh nhân sẽ lành vết loét tá tràng sau 4 tuần. Một số khác có thể cần thêm 1 đợt điều trị nữa để lành hẳn vết loét.
  • Phối hợp các kháng sinh để điều trị loét dạ dày - tá tràng do nhiễm HP: Liệu pháp dùng kết hợp 3 thuốc:
    • Rabeprazole: 20mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
    • Amoxicillin: 1000mg x 2 lần/ mỗi ngày x 7 ngày.
    • Clarithromycin: 500mg x 2 lần/ ngày x 7 ngày.
  • Điều trị tình trạng tăng tiết axit dịch vị, hội chứng Zollinger - Ellison: Tùy chỉnh theo từng trường hợp. Liều dùng khởi đầu cho người lớn gợi ý là 60mg/ 1 lần/ ngày. Cần điều chỉnh liều theo nhu cầu của từng bệnh nhân và dùng kéo dài theo chỉ định lâm sàng. Một số bệnh nhân có thể cần chia liều. Có thể dùng liều lên đến 100mg/ 1 lần/ ngày và 60mg x 2 lần/ ngày.

*Lưu ý:

  • Không nhất thiết phải chỉnh liều cho người lớn tuổi, người mắc bệnh thận hay bệnh nhân suy gan nhẹ đến vừa. Do thiếu dữ liệu cụ thể khi điều trị cho bệnh nhân suy gan nặng nên cần thận trọng khi dùng Sanaperol cho đối tượng này.
  • Không dùng thuốc Sanaperol cho trẻ em (vì chưa đủ dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả).

3. Tác dụng phụ của thuốc Sanaperol

Khi sử dụng thuốc Sanapero, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

Danh sách trên không phải đã đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của thuốc Sanaperol. Nếu gặp bất kỳ phản ứng nào bất thường, người dùng nên thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Sanaperol

Chống chỉ định dùng thuốc Sanaperol cho các trường hợp:

  • Người mẫn cảm với Rabeprazole, các benzimidazole thay thế hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân bị loét dạ dày ác tính (có khối u dạ dày ác tính).

Thận trọng khi dùng thuốc Sanaperol cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, bệnh nhân suy gan.

5. Các tương tác của thuốc Sanaperol

Thận trọng khi dùng đồng thời thuốc Sanaperol với những thuốc sau :

  • Digoxin: nồng độ trong máu của digoxin có thể tăng do pH dạ dày tăng.
  • Phenytoin: đã có báo cáo ghi nhận Sanaperol kéo dài chuyển hóa và bài tiết phenytoin.
  • Thuốc kháng axit chứa Magnesium Hydroxide hoặc Aluminum Hydroxide.
  • Thuốc chống đông Warfarin: có thể làm tăng chỉ số INR và thời gian xét nghiệm prothrombin. Cần theo dõi chặt chẽ những phản ứng nếu có.

Thông qua bài viết trên, hy vọng quý độc giả đã nắm được những thông tin cần biết về thuốc điều trị trào ngược - viêm loét dạ dày Sanaperol. Để điều trị hiệu quả và an toàn, người dùng nên tuân thủ các hướng dẫn về cách dùng thuốc.

Chia sẻ