Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hoá với 9 bí quyết

Mục lục

Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa không chỉ là yếu tố quan trọng đối với việc duy trì cân nặng và sức khỏe tổng quát mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, cảm xúc. Trong bài viết này, Vinmec sẽ chia sẻ 9 "công thức" để cải thiện chức năng tiêu hóa, đồng thời phòng ngừa các vấn đề như đầy hơi, ợ chua và khó tiêu.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Các bệnh về đường tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa liên quan đến những tổn thương trong hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, các bệnh lý này có thể là cấp tính (đột ngột xuất hiện và kéo dài trong thời gian ngắn) hoặc mạn tính (kéo dài).  

Lưu ý: Bệnh nhân nên nhớ rõ thời điểm bắt đầu bệnh, các triệu chứng… để cung cấp thông tin cho bác sĩ, giúp xác định nguyên nhân chính xác. Một số bệnh lý phổ biến bao gồm:  

2. Các bí quyết tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa  

2.1 Thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hoá

Thực vật là nguồn thực phẩm giàu chất xơ - một thành phần không thể thiếu để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Chất xơ không chỉ hỗ trợ điều trị táo bón mà còn giúp duy trì cảm giác no lâu, phù hợp cho người muốn giảm cân. Những thực phẩm giàu chất xơ dễ tìm bao gồm:

  • Rau.
  • Trái cây.
  • Các loại hạt.
  • Các loại ngũ cốc.
  • Đậu.  

Nếu chưa quen với chế độ ăn giàu chất xơ, chúng ta nên từ từ tăng cường rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, việc kết hợp uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất xơ hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng đầy hơichuột rút

Thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm cảm giác đầy hơi.
Thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm cảm giác đầy hơi.

2.2 Dùng các món nước

Để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và hiệu quả, nước cùng các chất lỏng khác như súp, nước dùng, nước trái cây là những yếu tố không thể thiếu. Các món ăn có nhiều nước không chỉ làm thức ăn trôi qua đường tiêu hóa thuận lợi mà còn giúp cơ thể hấp thụ vitamin cùng khoáng chất từ thực phẩm. Ngoài ra, các loại đồ uống như trà thảo dược hoặc nước lọc kết hợp với lát dưa chuột hay vài giọt chanh cũng mang đến cảm giác tươi mát, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.  

Nước ngọt có gas có thể làm tăng axit dạ dày, gây ra hiện tượng ợ chua và ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Để duy trì đường ruột khỏe mạnh, nên hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại đồ uống có gas.

Ngoài ra, nên chọn đồ uống không cồn vì cồn có thể gây mất nước và tránh các loại chứa nhiều caffeine vì caffeine kích thích hệ tiêu hóa, dễ gây khó chịu. Việc lựa chọn đồ uống phù hợp sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của hệ tiêu hóa hiệu quả hơn. 

Các món ăn làm từ nước giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hoá và tối ưu hấp thu vitamin cũng như khoáng chất từ thức ăn.
Các món ăn làm từ nước giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hoá và tối ưu hấp thu vitamin cũng như khoáng chất từ thức ăn.

2.3 Ăn chậm nhai kỹ cũng giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Ăn chậm và nhai kỹ không chỉ là một thói quen đơn giản mà còn đem lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Việc nhai kỹ để nghiền nát thức ăn sẽ kích thích sự tiết enzyme tiêu hóa trong miệng, từ đó khởi động quá trình tiêu hóa ngay từ khi thức ăn còn ở trong miệng.

Khi ăn chậm và nhai kỹ, chúng ta sẽ dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn và tránh được tình trạng đầy hơi hay khó tiêu do ăn quá no. Hơn nữa, việc ăn chậm giúp chúng ta cảm nhận tốt hơn về lượng thức ăn đã tiêu thụ và nắm rõ hơn khi nào thì hệ tiêu hóa đã no, từ đó hạn chế việc ăn quá nhiều.

2.4 Thói quen tập thể dục  

Một chế độ tập thể dục hợp lý không chỉ mang lại những lợi ích về tim mạch và vóc dáng mà còn giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Tập luyện đều đặn sẽ cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa như táo bón hay đầy hơi.

Tuy nhiên, nếu tập thể dục ngay sau khi ăn, điều này có thể làm giảm quá trình chuyển hóa thức ăn và dẫn đến các triệu chứng khó tiêu như đầy hơi hoặc chuột rút. Vì vậy, người bệnh hãy lên kế hoạch để tập thể dục trước bữa ăn hoặc chờ ít nhất một giờ sau khi ăn.

2.5 Bổ sung Probiotic (lợi khuẩn)

Probiotic là những vi khuẩn có lợi, tồn tại tự nhiên trong hệ vi sinh vật đường ruột, giúp duy trì sự cân bằng của các vi sinh vật trong cơ thể và hỗ trợ quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ dinh dưỡng. Một số thực phẩm chứa probiotic dễ tìm như sữa chua và các sản phẩm lên men như kimchi, miso, natto.

Mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung probiotic vào chế độ ăn uống để chọn sản phẩm thích hợp và đảm bảo rằng việc sử dụng probiotic là an toàn và hợp lý đối với cơ thể.

2.6 Hạn chế thực phẩm có chất béo, dầu mỡ

Hệ tiêu hóa thường giữ lại chất béo lâu hơn các chất khác, điều này khiến chúng ta cảm thấy no lâu và không thoải mái sau bữa ăn. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề như ợ hơi, đầy bụng hay cảm giác nóng rát.

Để duy trì sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng lành mạnh nên hạn chế tiêu thụ chất béo xấu, thay thế bằng các loại chất béo không bão hòa từ thực vật như dầu olive, hạt hướng dương và hạt chia trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, việc bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn và uống đủ nước cũng giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, đồng thời giảm cảm giác no sau bữa ăn.

2.7 Hạn chế các thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hoá

Một yếu tố quan trọng để tăng cường sức khỏe tiêu hóa là chú ý đến các thực phẩm gây khó chịu cho dạ dày. Việc liệt kê các món ăn và cảm giác không thoải mái sau khi tiêu thụ sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc hạn chế hoặc phòng tránh những loại thực phẩm này.

  • Thực phẩm có tính axit: Sau khi ăn cà chua hoặc các loại trái cây họ cam quýt, một số người sẽ gặp phải tình trạng ợ nóng.
  • Lúa mì và hành tây: Các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi hoặc khó tiêu xuất phát từ lúa mì và hành tây đối với một số người.
  • Sản phẩm từ sữa: Một số trường hợp sẽ cảm thấy khó chịu khi sử dụng sữa và phô mai, nhất là đối với những ai bị dị ứng hoặc không thể dung nạp lactose hiệu quả.
  • Thức ăn cay: Thức ăn cay có khả năng làm tăng lượng axit trong dạ dày, dẫn đến các triệu chứng khó chịu như ợ chua, đau dạ dày hoặc tiêu chảy.

Thêm vào đó, hút thuốc quá nhiều cũng gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.

Người bị dị ứng sữa nên hạn chế tiêu thụ để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Người bị dị ứng sữa nên hạn chế tiêu thụ để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

2.8 Hạn chế căng thẳng, lo âu cũng có tác dụng tăng cường sức khỏe hệ tiêu hoá

Căng thẳng là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài sẽ tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Để cải thiện sức khoẻ tổng thể và tăng cường chức năng của hệ tiêu hoá, việc giảm căng thẳng bằng cách tham gia các hoạt động giải trí, tập thể dục thường xuyên và tránh các chất kích thích như caffeine hay nicotine là rất quan trọng. 

Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa như thiền, yoga, hoặc thực hành hơi thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng và làm dịu cơ thể và tâm trí.
Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa như thiền, yoga, hoặc thực hành hơi thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng và làm dịu cơ thể và tâm trí.

2.9 Khám sức khỏe định kỳ

Nếu đã loại bỏ các nguyên nhân khác như chế độ ăn uống không hợp lý hay thực phẩm không thích hợp nhưng vẫn cảm thấy bất thường trong quá trình tiêu hóa, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn chính xác vì một số loại thuốc hoặc bệnh lý có thể gây ra khó khăn, khó chịu trong việc tiêu hóa thức ăn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ