Tế bào gốc tự thân được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm tái tạo xương. Trong nha khoa, nếu xương không tự phục hồi, phương pháp điều trị phổ biến là ghép xương. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhiều nhược điểm. Ngược lại, kỹ thuật sử dụng tế bào gốc của bệnh nhân lấy từ tủy xương mang lại hiệu quả trong phục hồi các tổn thương ở xương hàm.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sỹ thuộc Trung tâm Công nghệ cao Vinmec.
1. Phát hiện mới thay thế cho điều trị ghép xương
Mặc dù ghép xương được xem là tiêu chuẩn vàng cho các trường hợp xương không liền lại, nhưng kỹ thuật này lại tiềm ẩn một số hạn chế. Ghép xương tự thân cần thực hiện thêm tại một vị trí phẫu thuật khác và không phải lúc nào cũng lấy được đủ xương, gây khó chịu, đau đớn cho bệnh nhân. Trong khi đó, ghép xương đồng loại lại có thể dẫn đến phản ứng miễn dịch, thải loại mảnh ghép và tăng chi phí điều trị.
Đại học Bergen (UiB), Na Uy vừa công bố một nghiên cứu mang tính đột phá, mở ra triển vọng phục hồi răng hàm bằng cách sử dụng tế bào gốc tự thân. Phát hiện này mang đến hy vọng cho hàng triệu người đang phải đối mặt với các vấn đề về răng miệng như sứt mẻ răng, thiếu hụt xương hàm ảnh hưởng đến việc cấy ghép răng.

Ghép tế bào gốc tự thân là phương pháp lấy tế bào gốc khỏe mạnh từ chính người bệnh, sau đó tách, tăng sinh và truyền trở lại cho bản thân bệnh nhân. Quá trình này nhằm tận dụng khả năng của tế bào gốc để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc tạo ra tế bào mới khỏe mạnh, giúp phục hồi các chức năng bị tổn thương do bệnh tật, bao gồm cả phục hồi xương.

2. Dự án Maxibone
Dự án Maxibone thực hiện nghiên cứu cơ chế tái tạo xương hàm bằng các tế bào gốc tự thân được nuôi cấy của các bệnh nhân thiếu xương hàm do điều trị ung thư hoặc tai nạn giao thông. Dự án này đã được khởi động vào tháng 1 năm 2018, được chịu trách nhiệm bởi Giáo sư Pierre Layrolle từ Đại học Nantes. Các thử nghiệm của dự án được thực hiện ngẫu nhiên, có đối chứng đang được nuôi cấy bằng tế bào gốc trung mô. Ngoài ra, bệnh nhân được lấy chính tế bào gốc của mình để tái tạo xương hàm, xương răng.

Được châu Âu tài trợ vốn 6 triệu euro, dự án Maxibone là sự hợp tác của 12 đối tác từ 5 quốc gia châu Âu (Na Uy, Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch và Đức), bao gồm các phòng thí nghiệm nghiên cứu, bệnh viện hàn lâm, đơn vị trị liệu tế bào, công ty vật liệu sinh học và công ty cấy ghép nha khoa hàng đầu thế giới.
Dự án này đã tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng trên 150 bệnh nhân để so sánh hiệu quả và độ an toàn của hai phương pháp: sử dụng tế bào gốc nuôi cấy và vật liệu sinh học canxi photphat trong ghép xương tự thân nhằm nâng cao xương ổ răng trước khi cấy ghép răng.
Một nghiên cứu trước đây tại Châu Âu mang tên Reborne đã chứng minh tính an toàn lâm sàng của chiến lược tái tạo này trên 11 bệnh nhân tại Đại học Bergen, Na Uy.
3. Phương pháp tái tạo xương hàm từ tế bào gốc tự thân
Phương pháp tái tạo xương hàm bằng tế bào gốc tự thân được thực hiện bằng cách lấy tủy xương từ hông bệnh nhân và sau đó phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Sau hai tuần, nếu đạt đủ tỷ lệ tế bào gốc trung mô tăng sinh, mẫu tế bào sẽ được chuyển đến trung tâm y tế để tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Các tế bào gốc này sẽ được cấy ghép vào xương hàm trên cũng như xương hàm dưới, nhằm tái tạo cấu trúc xương.

Sử dụng kỹ thuật thủ công, các chuyên gia sẽ lấy một phần xương tái tạo từ tế bào gốc có nguồn gốc từ xương hàm dưới. Sau đó, cấy ghép phần xương này vào vị trí nâng mũi. Để hỗ trợ quá trình tái tạo mô, một màng tổng hợp không thể hấp thụ sẽ được phủ lên các mảnh ghép xương và hướng dẫn tái tạo mô.
Sau 5 tháng, phần xương tái tạo sẽ được chụp cắt lớp vi tính (CT) để đánh giá thể tích xương có đủ cho việc cấy ghép răng hay chưa. Sinh thiết lõi xương được phân tích bằng máy gia tốc hạt tuần hoàn đặc biệt Synchron, kết hợp với chụp CT vi tính và xét nghiệm mô học. Cấy ghép nha khoa được đặt và tích hợp với xương trong 3 tháng trước khi gắn với các bộ phận phục hình.
150 bệnh nhân đã được tuyển chọn tham gia vào nghiên cứu này và chia thành hai nhóm ngẫu nhiên:
- Nhóm đối chứng: Nhóm này sẽ được điều trị bằng phương pháp ghép xương, được coi như tiêu chuẩn vàng hiện nay.
- Nhóm thử nghiệm: Nhóm này sẽ được thử nghiệm ghép tế bào gốc tự thân.
Mẫu thí nghiệm từ các bệnh nhân sẽ được sàng lọc và phân tích tại các trung tâm nghiên cứu hàng đầu ở Na Uy, Tây Ban Nha, Đức, Đan Mạch và Pháp bởi đội ngũ nhà khoa học uy tín trên thế giới.
Thử nghiệm lâm sàng Maxibone là một nghiên cứu chuyên sâu về mức độ tăng sinh từ tế bào gốc tự thân, dự kiến được ứng dụng lâm sàng trong vòng 4 năm. Quá trình tái tạo xương sẽ được đánh giá thông qua hình ảnh y tế, đo trực tiếp và mô học sinh thiết lõi trước khi cấy ghép răng.
Vào đầu tháng 11 năm 2020, tại phòng khám thuộc Đại học Bergen, Na Uy, những bệnh nhân đầu tiên tham gia thử nghiệm đã nhận tế bào gốc. Sau đó, các bệnh nhân tiếp theo cũng đã sẵn sàng để lấy tủy xương. Mặt khác, các trung tâm lâm sàng khác cũng dần sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân mới có nhu cầu sử dụng phương pháp này.
4. Rủi ro có thể gặp phải
Cũng như các phương pháp điều trị khác, việc sử dụng tế bào gốc tự thân tiềm ẩn một số biến chứng sớm và muộn. Mức độ và khả năng xảy ra biến chứng ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng tế bào gốc, trình độ đội ngũ y tế, cơ sở vật chất và trang thiết bị tại cơ sở y tế.
Ngoài những yếu tố chung, nguy cơ và biến chứng sau ghép tế bào gốc còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và cơ địa riêng biệt của mỗi người bệnh.
5. Tiên lượng điều trị bằng phương pháp này
Phương pháp ghép tế bào gốc tự thân có tỷ lệ thành công khoảng 70%. Đây là một tỷ lệ cao so với các phương pháp điều trị khác cho một số bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại bệnh, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Nghiên cứu cho thấy, trung bình có 40% bệnh nhân ghép tế bào gốc tái phát bệnh sau 5 năm và 70% bệnh nhân tái phát sau 7 năm.
6. Chi phí ghép tế bào gốc tự thân bao nhiêu?
Chi phí ghép tế bào gốc tự thân có thể dao động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Nguồn lấy tế bào gốc.
- Công nghệ thu thập, phân tách, tăng sinh, lưu trữ và truyền tế bào gốc.
- Loại bệnh cần ghép tế bào gốc để điều trị.
- Thời gian điều trị.
Ghép tế bào gốc đang được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý. Nhiều bệnh viện trong nước đã có khả năng thực hiện kỹ thuật này với chi phí hợp lý hơn so với nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết về chi phí và quy trình, vui lòng liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế uy tín được cấp phép hoạt động nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc.
7. Ngân hàng mô Vinmec
Ngân hàng mô Vinmec là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được định hướng xây dựng theo đúng mô hình ngân hàng sinh học Quốc tế. Điều này là khác biệt hoàn toàn với các mô hình ngân hàng mô khác đang hoạt động tại Việt Nam.
Ngân hàng Mô Vinmec được tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật nuôi cấy tăng sinh và bảo quản tế bào gốc trung mô từ dây rốn (MSC) từ Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec, đơn vị tiên phong về nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực y Sinh học tại Việt Nam.
Vinmec lưu trữ an toàn mô dây rốn và tế bào gốc trung mô trong ống nhỏ chuyên dụng, bảo quản lạnh ở độ âm sâu -196°C, đảm bảo chất lượng cho mục đích điều trị y tế bằng tế bào gốc tự thân cho quý khách và gia đình trong tương lai.
Để biết rõ hơn về các dịch vụ liên quan tới lưu trữ Tế bào gốc, Quý khách có thể liên hệ tới Ngân hàng Mô Vinmec theo thông tin:
Hotline: 0936 246 199
Email: v.biobank@vinmec.com
Liên hệ trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, 458 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Nguồn tham khảo: Uccelli A, Moretta L, Pistoia V (2008). Mesenchymal stem cells in health and disease. Nature Reviews Immunology 8(9): 726-36.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.