Thiếu máu và ung thư là hai bệnh lý nghiêm trọng có ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặc dù có nguyên nhân và cơ chế khác nhau, nhưng cả hai đều có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hãy cùng bài viết tìm hiểu về mối liên hệ giữa thiếu máu và ung thư, cũng như điều trị những căn bệnh này.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sỹ thuộc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Có phải thiếu máu và ung thư luôn xuất hiện cùng nhau?
Mọi người có thể mắc bệnh thiếu máu vì nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ riêng ung thư. Một trong những nguyên nhân chính của thiếu máu là thiếu sắt, nhưng bệnh này cũng có thể phát sinh từ các vấn đề sức khỏe khác như bệnh thận mãn tính, rối loạn tự miễn, viêm khớp dạng thấp, các tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng mãn tính, cũng như do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Điều quan trọng là bệnh nhân cần lưu ý rằng thiếu máu và ung thư không phải lúc nào cũng xảy ra đồng thời.
2. Triệu chứng khi bị thiếu máu
Những người bị thiếu máu có thể có nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như:
- Cảm thấy mệt mỏi.
- Da xanh xao hoặc nhợt nhạt.
- Khó thở.
- Chóng mặt hoặc cảm giác lâng lâng.
- Tay chân bị sưng.
- Đau đầu.
- Tim đập nhanh.
- Tăng nhịp thở.

3. Điều gì dẫn đến thiếu máu và ung thư?
Người mắc bệnh ung thư có thể bị thiếu máu vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các yếu tố sau.
3.1. Bệnh mất máu mãn tính
Mất máu mãn tính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu ở bệnh nhân ung thư. Các loại ung thư đường tiêu hóa như ung thư đại tràng, dạ dày, trực tràng, hoặc ung thư phụ khoa như ung thư tử cung và cổ tử cung có thể dẫn đến tình trạng mất máu kéo dài. Mất máu sẽ làm giảm lượng sắt trong cơ thể, vì sắt là thành phần chính của hemoglobin, một protein giúp mang oxy trong hồng cầu. Điều này dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
3.2. Suy tủy xương
Ung thư có thể ảnh hưởng đến tủy xương, nơi sản sinh ra các tế bào hồng cầu. Các bệnh ung thư như bạch cầu và u lympho có thể xâm nhập vào tủy xương, gây cản trở quá trình sản xuất tế bào máu bình thường và dẫn đến thiếu máu.

3.3. Ảnh hưởng của hóa trị
Hóa trị có thể gây ức chế chức năng của tủy xương, dẫn đến giảm sản xuất hồng cầu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng hóa trị.
3.4. Các cytokine gây viêm
Một số loại ung thư tạo ra các cytokine viêm, làm gián đoạn quá trình sản xuất hồng cầu. Những cytokine này có khả năng ức chế khả năng sản xuất hồng cầu của tủy xương, dẫn đến thiếu máu.
3.5. Sự phá hủy của hồng cầu
Trong một số trường hợp, ung thư có thể là nguyên nhân gây ra sự phá hủy các tế bào hồng cầu (hemolysis). Hiện tượng này cũng cho thấy sự liên hệ giữa thiếu máu và ung thư.
3.6. Các vấn đề về thận
Một số loại ung thư và phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến khả năng của thận trong việc sản xuất erythropoietin – một hormone kích thích quá trình sản xuất hồng cầu. Mức độ erythropoietin không đủ có thể dẫn đến sự phát triển của thiếu máu.
3.7. Thiếu vitamin B12
Một số loại thuốc hóa trị, đặc biệt là pemetrexed (Alimta), có thể làm giảm mức vitamin B12 trong cơ thể, gây thiếu máu do thiếu vitamin B12. Vitamin B12 là rất quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Các chuyên gia y tế thường điều trị tình trạng thiếu hụt này bằng cách bổ sung vitamin B12. Thêm vào đó, một số loại ung thư đường tiêu hóa cũng có thể gây ra tình trạng thiếu vitamin B12.
4. Phương pháp điều trị
Bệnh thiếu máu thường được điều từ nguyên nhân gốc rễ. Các phương pháp điều có thể bao gồm:
- Bổ sung sắt qua đường uống.
- Truyền sắt tĩnh mạch (IV).
- Thuốc như các chất kích thích sản xuất erythropoiesis.
- Truyền máu.
5. Những biến chứng của thiếu máu và ung thư
Ngoài vấn đề về thiếu máu và ung thư, bệnh nhân cũng nên tìm hiểu rõ về biến chứng có thể xảy ra do thiếu máu. Dưới đây là một số biến chứng cụ thể :
- Sự suy giảm của chức năng nhận thức: Thiếu máu có thể làm gián đoạn khả năng nhận thức, gây ra khó khăn trong việc tập trung, suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định.
- Khả năng chịu đựng đối với liệu pháp ung thư bị kém đi: Thiếu máu có thể làm giảm khả năng chịu đựng của bệnh nhân đối với các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị. Do đó, điều này có thể dẫn đến việc giảm liều thuốc hoặc ngừng điều trị, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Ngoài ra, thiếu máu còn có thể giảm hiệu quả của các liệu pháp này.
- Quá trình làm lành của vết thương bị ảnh hưởng: Thiếu máu có thể làm chậm quá trình phục hồi sau phẫu thuật hoặc điều trị.
- Chóng mặt và té ngã: Bệnh nhân có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt và cảm giác mất thăng bằng, làm tăng nguy cơ té ngã, đặc biệt là ở người cao tuổi.
6. Các kiểm soát bệnh thiếu máu tại nhà
Bệnh nhân có thể kiểm soát tình trạng thiếu máu tại nhà tùy thuộc vào loại cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Người bệnh nên chú ý đến việc nghỉ ngơi đầy đủ khi có thể và tập trung hoàn thành các công việc quan trọng hàng ngày để giảm bớt căng thẳng.
Việc lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng và điều chỉnh chế độ ăn uống và điều chỉnh chế độ ăn uống là rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng thiếu máu. Bệnh nhân nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn, chẳng hạn như thịt bò, gà, cá, đậu, rau cải và ngũ cốc bổ sung sắt.
Ngoài ra, bệnh nhân nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như trái cây cam, dâu và ớt chuông. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể cân nhắc sử dụng các bổ sung dinh dưỡng nếu được khuyến nghị bởi các chuyên gia y tế.

Tóm lại, thiếu máu và ung thư có mối liên quan với nhau thông qua các yếu tố như suy giảm quá trình sản xuất tế bào hồng cầu, mất máu, hoặc một số phương pháp điều trị ung thư cụ thể. Để kiểm soát tình trạng thiếu máu, bệnh nhân thường cần phải giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bệnh, tuy nhiên, các bác sĩ cũng có thể khuyến nghị việc sử dụng bổ sung sắt hoặc truyền sắt để cải thiện tình trạng này. Đồng thời, việc tích hợp thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn hàng ngày cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.