Uống thuốc kháng sinh quá liều phải làm sao?

Mục lục

Thuốc kháng sinh rất hữu ích và thậm chí là cứu cánh cho con người khi gặp phải các trường hợp nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng. Nhưng nếu không biết cách sử dụng đúng và uống thuốc kháng sinh quá liều thì phải làm sao? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết sau.

1. Nguyên nhân gây ra việc uống kháng sinh quá liều

Nguyên nhân hay gặp nhất của việc uống quá liều thuốc là do nguyên nhân vô tình lạm dụng hoặc là cố ý sử dụng sai thuốc.

Do vô tình:

  • Trường hợp uống thuốc kháng sinh quá liều do vô ý là một điều rất thường xảy ra, ví dụ như uống thuốc cảm cúm quá liều, do thuốc kháng sinh được kê đơn với liều lượng và thời gian sử dụng rõ ràng. Một vài người vì quên liều lượng uống hoặc là quên thời gian uống vì vậy sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn, từ đó mà dẫn đến việc uống thuốc kháng sinh quá liều.
  • Trường hợp quá liều ngẫu nhiên ở trẻ là do trẻ em vô tình nuốt phải thuốc vì tò mò hay trẻ khoảng dưới 5 tuổi (đặc biệt là khoảng từ 6 tháng cho đến 3 tuổi) có xu hướng là hay cho mọi thứ vào miệng.
  • Người lớn (đặc biệt là những người cao tuổi hay là những người đang dùng nhiều loại thuốc) có thể sẽ uống nhầm thuốc hoặc là dùng sai liều lượng thuốc.

Do cố ý

  • Một vài người bệnh đang trong quá trình sử dụng thuốc vẫn chưa thấy cải thiện tình trạng bệnh nên nôn nóng hơn và tự ý gia tăng liều lượng của thuốc, dẫn đến tình trạng uống thuốc kháng sinh quá liều.
  • Thanh thiếu niên hoặc người lớn có nhiều khả năng là sử dụng quá liều một hoặc là nhiều loại thuốc để tự gây ra tác hại cho bản thân.
  • Ngoài ra, thì cũng có 1 số trường hợp những người có ý định tự tử cho nên cố tình uống thuốc kháng sinh với số lượng lớn, gây ra tình trạng bị ngộ độc thuốc dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

2. Triệu chứng khi uống kháng sinh quá liều

Khi dùng thuốc quá liều, những triệu chứng của người bệnh và những bất thường khác sẽ trở nên rõ rệt hơn. Điều này, sẽ không xảy ra khi người bệnh dùng thuốc ở liều bình thường. Tùy vào các loại thuốc mà ảnh hưởng của việc dùng quá liều đối với cơ thể sẽ xảy ra triệu chứng khác nhau. Trong trường hợp bị nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ bị đe dọa tính mạng, và tổn thương những cơ quan hoặc là có những bệnh mạn tính khác nặng hơn.

Vậy nên, khi uống thuốc quá liều có thể có những triệu chứng sau đây:

  • Người bệnh sẽ bị buồn ngủ, nhầm lẫn hoặc là hôn mê. Những triệu chứng này thường phổ biến và có thể sẽ nguy hiểm nếu người bệnh hít chất nôn vào phổi
  • Nhiệt độ cơ thể, và nhịp tim, hô hấp hay huyết áp có thể sẽ tăng, hoặc giảm hay có thể sẽ không có bất cứ dấu hiệu nào
  • Da có thể mát và bị ra nhiều mồ hôi hay là bị nóng và khô
  • Đau ngực do bị tổn thương tim hoặc là phổi
  • Khó thở, hoặc là hơi thở có thể trở nên nhanh, và chậm, sâu hoặc là nông
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn và bị tiêu chảy, có thể sẽ nôn ra máu hoặc có máu khi đi tiêu.

3. Những tác dụng phụ khi uống kháng sinh quá liều cho phép

Sử dụng thuốc kháng sinh cũng tựa như con dao hai lưỡi và không phải cứ uống càng nhiều thì sẽ càng mau đẩy lùi được bệnh. Mà ngược lại, thì chúng ta chỉ nên uống kháng sinh ở trong giới hạn liều lượng cho phép. Khi uống kháng sinh quá liều sẽ dẫn tới những hệ lụy sau đây:

Gây ra ngộ độc thuốc nghiêm trọng: Tình trạng này thường gặp ở người bệnh trẻ em. Khi dùng kháng sinh thuốc sẽ được hấp thụ, và chuyển hóa qua gan, và đào thải qua thông qua đường thận. Ở trẻ em do gan và thận vẫn còn rất yếu, và chưa phát triển hoàn thiện nên nếu như lạm dụng kháng sinh quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ngộ độc nguy hiểm tới tính mạng.

Triệu chứng dị ứng, tiểu đường và gây ra nguy cơ béo phì: Nguyên nhân là bởi vì thuốc kháng sinh khi đi qua đường ruột sẽ bị tác động với một số chất như ibuprofen và acetaminophen vốn là những chất giảm đau, và hạ sốt hay dùng cho trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu uống kháng sinh dài ngày sẽ dễ dẫn đến tình trạng dị ứng hoặc là bị tiểu đường và béo phì khó kiểm soát.

Tình trạng kháng thuốc: Khi dùng thuốc quá liều hoặc là uống kháng sinh thời gian dài dễ gây ra tình trạng kháng thuốc, hay lờn thuốc. Đó là khi mà những vi khuẩn có hại trong cơ thể không bị tiêu diệt bởi những kháng sinh nữa, thay vào đó chúng sẽ phát triển mạnh hơn, và khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng. Thậm chí là gây tử vong nếu như không được phát hiện kịp thời.

Nguy cơ gây ra bệnh tiêu chảy: Nếu như tự ý dùng kháng sinh mà không có chỉ dẫn từ bác sĩ thì rất dễ sẽ xảy ra hiện tượng tiêu chảy đáng lo ngại ở cả người lớn và trẻ em.

Vì vậy, để có thể hạn chế tới mức thấp nhất tác dụng phụ do kháng sinh mang lại, cũng như là phát huy hiệu quả điều trị bệnh, thì chúng ta cần thực hiện theo chỉ dẫn của các bác sĩ.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều

Khi người bệnh có dấu hiệu dùng quá liều thuốc, cần phải đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để có thể được điều trị kịp thời. Việc điều trị sẽ tùy theo loại thuốc dùng quá liều. Có thể sẽ cần phải rửa dạ dày để có thể loại bỏ một cách cơ học những thuốc chưa được hấp thu khỏi dạ dày. Một vài trường hợp cần phải đặt nội khí quản (đặt ống dẫn khí) để có thể bảo vệ phổi hoặc là giúp cho người bệnh thở trong quá trình giải độc. Một vài trường hợp có thể cần phải dùng thuốc khác như một loại thuốc giải độc để có thể đảo ngược tác dụng của thuốc đã uống hoặc là để ngăn chặn tác hại....

Có thể phòng ngừa

  • Để có thể ngăn ngừa việc dùng quá liều những loại thuốc, ngay cả thuốc giảm đau không kê đơn hay hoặc vitamin, phải cần được cất giữ ở nơi an toàn. Tuy nhiên, những người cố ý dùng quá liều sẽ khó ngăn chặn hơn. Tốt nhất là nên đưa người đó tránh khỏi việc tiếp cận với những loại thuốc này.
  • Những người bị mắc một số bệnh tâm thần cần phải được sự giúp đỡ của gia đình, và bạn bè trong việc sử dụng thuốc điều trị để có thể tránh quá liều thuốc.
  • Tai nạn ngộ độc thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở trẻ em từ những lứa tuổi 6 tháng cho đến 5 tuổi. Do vậy, cần để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Hỗ trợ những người cao tuổi về các cách dùng thuốc và có thể nhận ra thuốc này với những thuốc khác. Có thể sử dụng một số cách: Thuốc có thể được phân loại vào những hộp nhỏ và được dán nhãn để hiển thị thời gian dùng. Sử dụng hộp đựng thuốc có thể có đồng hồ báo thức bằng âm thanh để nhắc nhở việc uống thuốc vào những thời điểm cụ thể. Những hộp đựng khác có thể được lấp đầy mỗi tuần một lần.
  • Nếu như bị người ngộ độc khi dùng thuốc quá liều thì phải làm cho ói mửa hết thuốc. Nếu như có sự ngưng thở, cần phải hô hấp nhân tạo. Sau đó, cần nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
  • Sự cấp cứu sẽ kịp thời nếu như nhân viên y tế biết được thuốc gì đã gây độc. Do vậy, cần phải thu thập thông tin ngay bằng cách: hỏi trực tiếp người bị ngộ độc hoặc là những người chung quanh xem người bệnh đã dùng thuốc gì, nếu được thì nên đem theo thuốc, và bao bì hoặc là đơn thuốc đưa cho các bác sĩ xem để nhanh chóng tìm ra được loại thuốc giải độc.
  • Riêng đối với trường hợp trẻ con, do là cơ thể phát triển chưa được hoàn chỉnh, sẽ rất nhiều thuốc chỉ cần hơi quá liều một chút có thể sẽ trở thành liều độc và đặc biệt, việc cấp cứu ngộ độc thuốc sẽ có nhiều khó khăn hơn so với người lớn. Do vậy, việc cho trẻ dùng thuốc phải xem là hệ trọng. Đừng vì một chút lơ đễnh nào của người lớn mà khiến trẻ phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc.
  • Tùy thuộc vào từng loại thuốc và thời gian sử dụng riêng, thì phương pháp điều trị quá liều sẽ khác nhau.
  • Trong các trường hợp hiếm, thì bác sĩ sẽ rửa dạ dày để có thể loại bỏ những loại thuốc không được hấp thụ ra khỏi cơ thể.
  • Than hoạt tính cũng có thể sẽ được dùng để giúp liên kết thuốc và giữ chúng ở trong dạ dày và ruột. Điều này sẽ có thể làm giảm lượng thuốc hấp thụ vào máu. Thuốc đã liên kết với than sẽ có thể được thải ra ngoài trong phân.
  • Đối với những người mà có thái độ bị kích động, hoặc nhân viên y tế có thể cho họ dùng thuốc an thần cho đến khi các tác dụng của thuốc biến mất.
  • Đối với trường hợp quá liều do một vài thuốc nhất định, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc khác để làm thuốc giải độc nhằm đảo ngược tác dụng của thuốc ban đầu, hoặc là để ngăn chặn nhiều tác hại hơn.

Sơ cứu tạm thời

  • Mặc dù bạn không được phép điều trị, hay là tự ý áp dụng những cách giã thuốc khi mà uống quá liều tại nhà. Bạn có thể sơ cứu tạm thời để có thể giữ an toàn cho người đang uống thuốc mà bị quá liều.
  • Khi phát hiện ai đó dùng quá liều thuốc, bạn có thể cách xử lý khi uống thuốc quá liều tại nhà bằng cách sơ cứu mà thực hiện tạm thời sau đây:
  • Cần bình tĩnh, gọi ngay đến số cấp cứu, số hotline là 115.
  • Trường hợp người đó có thể bị bất tỉnh nhưng vẫn còn thở. Bạn hãy đặt họ nằm nghiêng nhẹ nhàng ở trong tư thế hồi phục. Bạn cần đảm bảo là đường thở của người bệnh vẫn mở bằng cách: ngửa đầu của họ ra đằng sau và nâng cằm lên. (Điều này có thể giúp người bệnh thở và không bị sặc nếu như bị nôn).
  • Cần kiểm tra nhịp thở và theo dõi tình trạng của họ cho đến khi nhận được sự trợ giúp từ người khác.
  • Không nên cố gắng làm cho người đó nôn.
  • Không cho người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác.
  • Nên giữ lại những hộp đựng thuốc mà bạn thấy xung quanh, và mang đến bệnh viện.
  • Nếu như bạn cho rằng người bệnh có thể đã dùng quá liều, nhưng họ không xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào và có vẻ ổn. Đừng vội chủ quan, hãy gọi đến tổng đài, hoặc là trung tâm y tế gần nhất để có thể kiểm tra. Quá liều thuốc là một trường các trường hợp khẩn cấp, ngay cả khi người đó có vẻ khá là ổn. Bạn tuyệt đối không nên tự điều trị uống thuốc quá liều tại nhà.

Tự chăm sóc sau khi mà điều trị bằng than hoạt tính

Nếu như đã được điều trị và uống than hoạt tính trong bệnh viện, thì những gợi ý chăm sóc tại nhà bao sẽ gồm:

  • Nên thực hiện theo tất cả những hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên uống nhiều nước để tránh bị táo bón.
  • Chú ý rằng than hoạt tính có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của những loại thuốc khác. Ví dụ như nếu bạn đang uống thuốc tránh thai, thì bạn sẽ phải sử dụng một biện pháp tránh thai khác cho đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Nếu như bạn không chắc chắn về việc than có thể sẽ ảnh hưởng đến những loại thuốc khác của bạn như thế nào và nên phải làm gì với nó, thì tốt nhất bạn cần hỏi ngay ý kiến của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ