Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày hiệu quả không?

Khi được tiêu thụ bằng đường uống, một trong những công dụng của cây nhọ nồi đó là chữa đau dạ dày, khó tiêu hoặc táo bón. Nguyên lý giúp cây nhọ nồi chữa đau dạ dày là nhờ vào nhiều loại hóa chất và hợp chất hữu cơ có trong chiết xuất của loại thảo dược này.

1. Cây nhọ nồi là gì?

Cây nhọ nồi có tên khoa học là Eclipta Prostrata, một loài thực vật thuộc họ Cúc. Loại cây này thường mọc ở các khu vực nhiệt đới cũng như ôn đới ấm áp trên khắp thế giới. Tuy nhiên, cây được phân bố rộng rãi trên khắp Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Nepal và Brazil.

Cây nhọ nồi có thể sinh sống quanh năm, ưa ẩm ướt, trên thân có nhiều nhánh, lông xù, cao khoảng 90 cm. Lá mọc đối, đơn giản, không cuống, thô ráp, màu xanh xám, hình trứng thuôn dài 2-10 cm và rộng 1-3 cm. Mặt phía dưới lá đôi khi có lông tơ ngắn, mọc đối ở cả 2 mặt, gân nổi rõ. Hoa cây nhọ nồi nhỏ, đường kính chưa tới 1 cm, cụm hoa trắng không cuống, ở nách trên hoặc đầu tận cùng, đơn độc hoặc 2 đầu liền nhau trong lá. Quả màu nâu nhạt đến đen, khía cạnh trái có hình nêm.

Các thành phần hóa học đem lại công dụng của cây nhọ nồi bao gồm các dẫn xuất của thiophene, wedelolactone, dimethyl wedelolactone, desmethyl-wedelolactone-7glucoside isoflavanoids, flavanoids, glycoside, triterpine, ß-amyrin, luteolin-7-O-glucoside isoflavanoids, luteolin, methanol , axit wedelic beta-amyrin, ecliptin, ancaloit và saponin.

cây nhọ nồi
Hình ảnh cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

2. Các lợi ích sức khỏe và công dụng của cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi là một loại thảo mộc chữa bệnh giá trị, rất tốt cho bệnh gan và thận. Hơn nữa, loài thảo dược này còn có lợi cho bệnh viêm da và chàm, đồng thời giúp điều trị ung thư, thúc đẩy sự phát triển của tóc. Chính vì thế, công dụng của cây nhọ nồi đã được sử dụng hàng ngàn năm mà không có tác dụng phụ.

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe phổ biến của cây nhọ nồi:

  • Phòng chống ung thư: Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư gan bằng cách phá vỡ các phân tử DNA để tăng sinh tế bào ung thư.
  • Bảo vệ sức khỏe gan: Đã được sử dụng hàng ngàn năm để cân bằng và đảm bảo chức năng bình thường của gan một cách hiệu quả.
  • Nhiễm trùng tiết niệu: Chứa một số lượng lớn các đặc tính kháng khuẩn và khử trùng nên có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa, điều trị nhiễm trùng đường niệu, khôi phục chức năng bình thường cho bàng quang.
  • Các vấn đề về hô hấp: Bản chất kháng khuẩn của chiết xuất cây nhọ nồi có thể làm sạch nhiễm trùng, long đờm hay tống xuất bất kỳ chất nhầy còn lại, nơi các mầm bệnh có thể đang phát triển.
  • Dưỡng tóc: Trộn với dầu gội đầu để dưỡng ẩm da đầu, ngăn ngừa khô da và giảm gàu, chống rụng tóc.
  • Ổn định đường huyết: Rất có ý nghĩa đối với những người bị bệnh tiểu đường hoặc có lượng đường cao.

3. Tác dụng của cây nhọ nồi chữa bệnh dạ dày như thế nào?

Từ lâu, cây nhọ nồi đã được ghi nhận khả năng cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Điều này là nhờ loại thảo dược giàu các loại hợp chất hóa học và hữu cơ tốt. Chính vì thế, cây nhọ nồi chữa dạ dày bằng cách cải thiện các vấn đề khó tiêu và táo bón. Đây là một loại thuốc cổ truyền tuyệt vời cho chứng rối loạn dạ dày.

Bên cạnh đó, khi kiết lỵ là một vấn đề sức khỏe tiêu hóa mà người bệnh phải đối mặt với chứng tiêu chảy, sốt, co thắt dạ dày và nôn mửa, cây nhọ nồi có khả năng chống lại các vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút có trong hệ tiêu hóa gây ra bệnh. Cho người bệnh dùng trà hoặc nước ép cây nhọ nồi pha với mật ong sẽ khiến cho những triệu chứng kiết lỵ thuyên giảm nhanh chóng.

Ngoài ra, công dụng của cây nhọ nồi còn giúp chữa bệnh trĩ. Nếu từng phải chịu đựng tình trạng khó chịu của bệnh trĩ, việc tìm cách giảm đau thường có thể khó khăn. Sử dụng các chiết xuất từ cây nhọ nồi đã cho thấy kết quả vượt trội trong việc giảm viêm ở khu vực nhạy cảm và làm dịu, giảm đau.

nguyên nhân táo bón
Tác dụng của cây nhọ nồi chữa dạ dày bằng cách cải thiện vấn đề khó tiêu và táo bón cho người bệnh

4. Làm sao để sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày?

Đau bụng vùng thượng vị và buồn nôn là những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm loét dạ dày. Thường xuyên uống các loại thuốc như aspirin và thuốc chống viêm hay rượu sẽ gây ra viêm loét dạ dày. Lúc này, việc sử dụng chiết xuất từ cây nhọ nồi có thể điều trị những vết loét đó, cải thiện chức năng tiêu hóa.

Theo đó, việc dùng cây nhọ nồi chữa bệnh dạ dày rất đơn giản. Bên cạnh thành phần chính là cây nhọ nồi còn tươi, người bệnh chỉ cần chuẩn bị thêm các thảo dược quen thuộc trong Y Học Cổ Truyền là bạch cập, táo mèo và cam thảo. Tất cả những nguyên liệu được cho vào nồi, đun sôi với nước. Khi nồi cạn còn khoảng 1/3 so với ban đầu thì chia làm 2 đến 3 phần uống trong ngày, sau các bữa cơm. Để tối ưu tác dụng cây nhọ nồi chữa dạ dày, người bệnh phải uống thuốc một cách kiên nhẫn mỗi ngày, kéo dài trong 2 đến 4 tuần.

Ngoài ra, việc kết hợp cây nhọ nồi chữa bệnh dạ dày với các liệu pháp dân gian khác như gừng, trà hoa cúc hay tinh dầu từ bạc hà khiến những khó chịu trên hệ tiêu hóa sẽ mau chóng thuyên giảm hơn. Trong đa số các trường hợp, cơn đau dạ dày thường không nghiêm trọng và các triệu chứng sẽ nhanh chóng qua đi. Tuy nhiên, nếu đau dạ dày kéo dài thì có thể là dấu hiệu của một vấn đề bất thường, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, rối loạn phụ khoa... Do đó, khi cơn đau hoặc sự khó chịu kéo dài hơn 2 tuần, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị đúng cách.

Tóm lại, cây nhọ nồi là một trong những bài thuốc thảo dược giá trị trong nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, cây nhọ nồi chữa đau dạ dày là một cách đơn giản giúp giảm khó chịu vùng bụng hiệu quả tại nhà, mau chóng ổn định chức năng tiêu hóa và giúp người bệnh ăn uống thuận lợi, ngon miệng hơn.

Nguồn tham khảo: healthbenefitstimes.com, moolihai.com, parkwayeast.com.sg

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan