Chứng vị nhiệt trong đông y

Chứng vị nhiệt trong đông y là tình trạng khi nhiệt tích ở vị gây ra các triệu chứng như môi lưỡi đỏ, miệng hôi, ăn nhiều thì dễ tiêu hóa, nhanh đói nhưng cơ thể gầy, đau cả khi đói và khi no, mạch hữu quan hồng sắc.

1. Nguyên nhân gây chứng vị nhiệt

Chứng vị nhiệt trong đông y hay còn được gọi là chứng vị hỏa, bệnh sinh ra do ăn nhiều thức ăn cay nóng, hoặc do ngũ chí quá cực hóa hỏa mà sinh ra nhiệt, do ngoại tà hóa nhiệt như vi khuẩn xâm nhập vào làm cho vị khí nhiệt, tiêu hóa thức ăn quá nhanh, sinh ra chứng viêm loét dạ dày.

2. Triệu chứng lâm sàng chứng vị nhiệt trong đông y

Người bệnh mắc chứng vị nhiệt sẽ có biểu hiện ăn nhiều chóng đói, thích ăn đồ ăn có tính mát, đau vùng thượng vị nóng rát, hôi miệng, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, chân răng sưng đau và mạch sác mà hữu lực.

3. Cơ chế bệnh sinh

Hỏa với nhiệt đều thuộc dương tà, khi nhiệt cực thì sinh hỏa, đặc điểm của hỏa đó là phát bệnh nhanh dễ làm tổn thương vị âm. Vị là táo thổ nhưng lại ưu nhuận mà ghét táo. Kinh túc dương minh vị lại là kinh chứng nhiều huyết và khí. Khi kinh dương minh bị tà khí xâm nhập thì sinh ra chứng vị nhiệt trên lâm sàng xuất hiện những triệu chứng thuộc bệnh lý nhiệt.

Chứng vị nhiệt quá thịnh thường gây ra những tổn thương tân dịch, làm cho tân dịch trong vị bị thiếu hụt mà sinh ra chứng hư thực lẫn lộn thuộc loại bệnh đau lâu khó điều trị khỏi, đồng thời bệnh hay tái phát nếu ăn uống không kiêng khem.

4. Điều trị chứng vị nhiệt

Điều trị chứng vị nhiệt bằng các vị thuốc thanh nhiệt trong đông y. Tuy nhiên cần dựa trên một số bệnh lý cụ thể như:

4.1 Vị nhiệt sinh chứng vị quản thống

Tà khí làm tổn thương vị và vị hỏa thịnh một phía làm cho khí không được lưu thông tân dịch bị tiêu hao mất đi sự nhu nhuận mà sinh ra bệnh. Triệu chứng trên lâm sàng thường nóng rát vùng vị quản, đau từng cơn, hay khát nước, táo bón thậm chí đại tiện ra máu.

Điều trị chứng vị nhiệt sinh chứng vị quản thống bằng cách thanh nhiệt bình vị. Bài thuốc bao gồm các thành phần đó hà hoàng liên 12 gram, bán hạ chế 12 gram có thể cho gia vị thích hợp, qua lâu thực 20 gram. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày.

Vị nhiệt
Chứng vị nhiệt có thể sử dụng một số vị thuốc trong đông y để điều trị

4.2 Do vị nhiệt sinh chứng tiêu khát

Nguyên nhân do ăn uống không giữ gìn, ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, béo ngọt hoặc uống nhiều rượu bia làm cho tỳ vị bị tổn thương mất đi chức năng vận hóa, nung nấu uẩn tích lâu ngày thành nội nhiệt. Nhiệt bị tích lại ở trung tiêu ăn chóng đói, hỏa nhiệt làm tổn hao huyết và tân dịch mà sinh ra bệnh.

Triệu chứng thường gặp đó là người bệnh ăn nhiều, chóng đói sụt cân, uống nhiều, khát nước, tiểu tiện nhiều, táo bón, cơ thể mệt mỏi, cơ bắp không được nuôi dưỡng dẫn tới sụt cân người ngày càng gầy khô.

Điều trị chứng vị nhiệt do tiêu khát bằng cách thanh vị tả hỏa, dương âm sinh tân. bài thuốc bao gồm ngọc nữ tiễn phối hợp với bài tiêu khát. Các vị thuốc gồm có thạch cao 20 gram, ngưu tất 6 gram, mạch môn 8 gram, thục địa 40 gram, hoàng liên 6 gram, tri mẫu 6 gram, sinh địa 10 gram, liên ngẫu 16 gram, thiên hoa phấn 12 gram, nhân nhũ 10 ml, sinh khương 3 lát.

4.3 Vị nhiệt sinh chứng răng sưng đau

Vị nhiệt sinh chứng răng sưng đau do vị hỏa đi theo đường kinh dương minh hỏa bốc lên mà sinh ra bệnh. Triệu chứng thường gặp đó là chân răng sưng đau, khát nước, miệng hôi, có khi loét cả lợi. Thanh nhiệt tả hỏa với bài thuốc gồm có các vị thuốc như thăng ma 8 gram, đương quy 12 gram, đan bì 6 gram, hoàng liên 4 gram, sinh địa 12 gram. Ngày uống một thang và sắc uống 3 lần trong ngày.

4.4 Vị nhiệt sinh chứng ẩu thổ

Nguyên nhân là do vị hỏa cang thịnh, vị mất đi sự hòa giáng mà vị khí theo hỏa nghịch lên bệnh này thường sinh ra ở những người hút thuốc lá hoặc nghiện rượu. Triệu chứng trên lâm sàng thường gặp đó là bệnh phát đột ngột và đau vùng thượng vị, ăn vào thì nôn ra, táo bón, tiểu tiện ra máu. Điều trị bằng cách tả hỏa giáng nghịch chỉ ẩu. Bài thuốc điều trị vị nhiệt sinh chứng ẩu thổ là trúc diệp thạch cao thang. Vị thuốc gồm có trúc diệp 20 gram, mạch môn 8 gram, cánh mễ 30 gram, đại giả thạch 16 gram, bán hạ chế 12 gram, thạch cao 20 gram, cam thảo 6 gram. Ngày uống một thang và sắc uống 3 lần trong ngày.

Tóm lại, chứng vị nhiệt trong đông y hay còn được gọi là chứng vị hỏa, bệnh sinh ra do ăn nhiều thức ăn cay nóng, hoặc do ngũ chí quá cực hóa hỏa mà sinh ra nhiệt, do ngoại tà hóa nhiệt như vi khuẩn xâm nhập vào làm cho vị khí nhiệt, tiêu hóa thức ăn quá nhanh, sinh ra chứng viêm loét dạ dày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan