Đặc điểm các cơn co giật toàn thân

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Toán - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong điều trị Hồi sức – Cấp cứu.

Co giật là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự hoạt động quá mức hoặc đồng thời của những tế bào thần kinh ở não bộ. Trong đó, co giật toàn thân là loại co giật gặp rất nhiều trên lâm sàng, bất kể là người lớn hay trẻ em đều có thể gặp phải tình trạng này.

1. Co giật toàn thân

Co giật toàn thân hay còn gọi là động kinh lớn được định nghĩa là hiện tượng động kinh xảy ra ở toàn bộ cơ thể người bệnh. Co giật toàn thân xảy ra khi có hiện tượng sóng điện ở não diễn ra một cách bất thường làm cho cơ bắp ở bệnh nhân bị co cứng và rối loạn hệ thần kinh trung ương dẫn đến tình trạng mất ý thức. Bệnh lý này cần được phát hiện và chẩn đoán chính xác để có hướng xử trí phù hợp để không ảnh hưởng đến trí não người bệnh.

Co giật toàn thân có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đối với trẻ em thì co giật toàn thân có thể liên quan đến yếu tố di truyền, tiền sử co giật và chu sinh bất thường của những thành viên trong gia đình cũng như tiền sử những bệnh lý liên quan đến rối loạn hoặc thoái hóa những tế bào thần kinh. Co giật toàn thân có thể tự động khỏi mà không cần can thiệp điều trị đối với người lớn, hoặc cũng có thể dùng những thuốc thích hợp trong phác đồ xử trí co giật để xử lý tình trạng này.

Sốt cao co giật
Co giật toàn thân có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ

2. Cơn co giật toàn thể

Cơn co giật toàn thể thường xuất hiện một cách đột ngột với những biểu hiện như xuất hiện ảo giác, chóng mặt, rối loạn thị giác, vị khác và cả khứu giác. Sau giai đoạn ban đầu này, bệnh nhân sẽ có triệu chứng của co giật điển hình bao gồm:

  • Cắn vào má hoặc lưỡi trong thời gian co giật
  • Nghiến răng
  • Tiểu tiện không kiểm soát
  • Ngưng thở, khó thở
  • Da xanh, niêm mạc nhạt.
  • Lú lẫn
  • Buồn ngủ nhiều hơn bình thường
  • Đau đầu
  • Yếu cơ ở 1 bên cơ thể

Một số nguyên nhân dẫn đến co giật toàn thân đó là:

  • Sóng điện não hoạt động một cách bất thường, có thể là quá mức hoặc hoạt động đồng thời.
  • Chấn thương não
  • Nhiễm trùng não
  • Thiếu oxy cung cấp lên não
  • Đột quỵ
  • Mạch máu não có những dị dạng bất thường
  • U não
  • Nồng độ đường, natri, calci, magie trong cơ thể xuống thấp dưới mức cho phép.
Chấn thương não
Những tổn thương não là nguyên nhân dẫn đến co giật toàn thân

Ngoài ra, một số yếu tố khiến cho cơn co giật toàn thể dễ xảy ra hơn bao gồm:

  • Gia đình có tiền sử co giật
  • Bệnh nhân có tiền sử chấn thương, đột quỵ hoặc nhiễm trùng và một số nguyên nhân khác.
  • Bệnh nhân bị mất ngủ
  • Những vấn đề y tế tác động làm mất cân bằng các chất điện giải có trong não
  • Người sử dụng bia rượu, ma túy.

Để chẩn đoán chính xác co giật toàn thân thì cần khai thác tiền sử bệnh nhân, tiền sử gia đình, tính chất và thời gian cơn co giật. Về cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ được đo điện não đồ EEG để khảo sát tình trạng hoạt động của sóng điện não, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ não cũng góp phần cho chẩn đoán cơn co giật toàn thể chính xác hơn.

3. Phác đồ xử trí co giật

Sau khi chẩn đoán co giật toàn thân bằng những triệu chứng lâm sàng và thực hiện những xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ được áp dụng phác đồ xử trí co giật để xử lý tình trạng bệnh lý này. Thuốc được sử dụng trong phác đồ này là thuốc chống co giật. Thông thường, một bệnh nhân có cơn co giật toàn thể sẽ được chỉ định sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc chống co giật để hiệu quả điều trị đạt được cao nhất. Thuốc chống co giật hoạt động với mục đích làm cho tần suất của những cơn co giật toàn thể giảm đi, đồng thời trong mỗi cơn co giật thì triệu chứng cũng nhưng mức độ nặng nề và nghiêm trọng cũng được giảm bớt. Tuy nhiên, trên lâm sàng có một số bệnh nhân có co giật nặng nên sau khi sử dụng thuốc chống co giật thì vẫn xuất hiện những cơn co giật tiếp theo sau đó, vì vậy cần theo dõi sát quá trình bệnh nhân nằm viện và kiểm tra tình trạng của bệnh nhân liên tục để có thể có chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp đặc biệt.

Tự mua thuốc kháng sinh uống sau khi hút thai
Người bệnh cần tuân thủ phác đồ xử trí co giật theo đơn của bác sĩ

Ngoài ra, để hạn chế những diễn biến phức tạp của co giật toàn thân thì bệnh nhân có thể được tư vấn để thay đổi thói quen sống cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp để cơn co giật toàn thể được cải thiện. Một số lưu ý mà bệnh nhân co giật cần thực hiện để cải thiện tình trạng bệnh lý này bao gồm:

  • Dùng thuốc đúng liều mà bác sĩ điều trị đưa ra
  • Thực hiện đeo vòng tay báo hiệu trong tình trạng rối loạn co giật, thông báo cho bác sĩ và nhân viên y tế những loại thuốc mà bệnh nhân co giật đang sử dụng
  • Khi lên cơn co giật toàn thể, người nhà bệnh nhân có thể hỗ trợ đặt gối kê dưới phần đầu, sau đó di chuyển tư thế bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên để tránh tình trạng ngạt thở xảy ra, đưa những vật có khả năng gây tổn thương, chấn thương cho bệnh nhân trong quá trình bệnh nhân lên cơn co giật, nới lỏng áo quần của bệnh nhân...
  • Khi cơn co giật toàn thể diễn ra quá lâu và các triệu chứng ngày một nặng nề hơn thì đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế uy tín để được xử lý.

Co giật là một trong những hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong rất nhiều bệnh lý khác nhau. Co giật bao gồm rất nhiều thể bệnh, trong đó thường gặp nhất là co giật toàn thân hay cơn co giật toàn thể. Để tránh những biến chứng không mong muốn do co giật để lại thì người nhà cần quan sát bệnh nhân thật kỹ trong lúc cơn co giật toàn thể diễn ra, nếu không có chiều hướng tự động khỏi sau một khoảng thời gian ngắn thì cần đưa đến cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.5K

Relating articles
  • co giật ở trẻ
    Preventing convulsions in children

    Co giật ở trẻ thường gặp nhất là do nguyên nhân sốt cao nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác gây ra và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không được xử lý kịp thời. Co ...

    Readmore
  • Alpovic
    Uses of Alpovic

    Thuốc Alpovic thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần có thành phần chính là acid valproic. Thuốc thường được dùng để điều trị động kinh cơn vắng ý thức, co giật ở trẻ em hay sốt co giật. Vậy thuốc Alpovic ...

    Readmore
  • Tác dụng phụ khi dùng kháng sinh ceftizoxime lni 0,5g
    Side effects when using antibiotic ceftizoxime lni 0.5g

    Hi doctor. My baby is just 3 days old. Since birth, the baby had pyoderma and was treated with antibiotic ceftizoxime lni 0.5g for 5 days by injection. Doctor let me ask, the side effects of the drug and the ...

    Readmore
  • Novovalpo
    Uses of Novovalpo

    Novovalpo is used to treat seizures and febrile convulsions with valproic acid as the main ingredient. Let's find out more details about the uses, how to use the drug and the notes when using Novovalpo through the article below.

    Readmore
  • dihydroartemisin
    Uses of Dihydroartemisin

    Dihydroartemisin is a drug containing the active ingredient Artemisinin intended to treat various cases of malaria. So what is Dihydroartemisin and how should it be used to be effective?

    Readmore