Công dụng thuốc Efavula

Efavula là thuốc được dùng kết hợp với nhiều loại thuốc kháng retrovirus khác trong trường hợp cần điều trị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở những người nhiễm HIV Tuýp 1. Để tìm hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Efavula và các thông tin quan trọng khác, mời bạn cùng tham khảo bài viết sau.

1. Công dụng thuốc Efavula

Efavirenz được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:

  • Kết hợp cùng với các thuốc kháng retrovirus khác trong quá trình điều trị nhiễm HIV-1 ở người lớn, thanh thiếu niên và trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở lên.
  • Giúp phòng ngừa sau phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp (sử dụng kết hợp cùng 2 nucleosid khác).
  • Giúp phòng ngừa sau phơi nhiễm HIV không do nghề nghiệp (sử dụng kết hợp cùng 2 nucleosid khác).

Một số trường hợp dưới đây chống chỉ định với Efavula:

  • Những người quá mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Người bệnh suy gan nặng.
  • Không dùng Efavirenz đồng thời với astemizol, bepridil, triazolam, terfenadin, cisaprid, midazolam, pimozid hoặc các alkaloid của nấm cựa lúa mạch (như dihydroergotamin, ergonovin, ergotamin và methylergonovin). Nguyên nhân là do cơ chế cạnh tranh CYP3A4 với efavirenz có thể gây ra tình trạng ức chế chuyển hóa của các thuốc này, mặt khác còn có khả năng gây ra các phản ứng phụ nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng (như an thần kéo dài, loạn nhịp tim hoặc suy hô hấp).
  • Không dùng chung Efavirenz với các chế phẩm chứa Cỏ ban, bởi có nguy cơ gây giảm nồng độ trong huyết tương cũng như giảm hiệu quả trên lâm sàng của thuốc.

2. Liều dùng và cách dùng

2.1. Liều dùng

Liều lượng của Efavirenz được chỉ định cụ thể cho các trường hợp như sau:

  • Trường hợp điều trị nhiễm HIV: Sử dụng kết hợp với 2 thuốc thuộc nhóm nucleosid là Lamivudin (3TC), efavirenz (EFV), stavudin (d4T) hoặc zidovudin (ZDV) + 3TC + EFV. Đối với người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em trên 40kg, dùng 600mg/lần, ngày dùng 1 lần.
  • Trường hợp phòng ngừa sau phơi nhiễm do nghề nghiệp: Sử dụng kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác (thông thường là 2 thuốc nucleosid ức chế enzym phiên mã ngược) với liều lượng 600mg/lần, ngày uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Cần dùng sớm trong vòng vài giờ sau khi bị phơi nhiễm và uống liên tục trong 4 tuần tiếp theo.
  • Trường hợp phòng ngừa sau phơi nhiễm không do nghề nghiệp: Sử dụng kết hợp với 2 loại thuốc kháng retrovirus khác, liều lượng 600mg/lần, ngày uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Cần dùng sớm ngay trong vòng 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm, đồng thời dùng liên tục trong 28 ngày.
  • Đối với người cao tuổi: Cho tới nay, Efavirenz vẫn chưa được nghiên cứu ở người cao tuổi, chính vì vậy người bệnh cần được theo dõi cẩn thận và thận trọng khi dùng thuốc.
  • Đối với bệnh nhân suy thận: Các tác dụng dược động học của thuốc hiện vẫn chưa được nghiên cứu trên người bệnh bị suy thận. Tuy nhiên, chỉ có dưới 1% liều dùng được đào thải dưới dạng không đổi thông qua nước tiểu, chính vì vậy mà ảnh hưởng của suy thận đối vớisự đào thải là không đáng kể.
  • Đối với bệnh nhân suy gan: Người bệnh bị suy gan mức độ nhẹ có thể dùng theo liều khuyến cáo thường dùng. Tuy nhiên vẫn cần được theo dõi cẩn thận các phản ứng phụ không mong muốn liên quan đến liều dùng, đặc biệt là những biểu hiện trên hệ thần kinh.

2.2. Cách dùng

Thuốc Efavula nên được uống vào lúc đói, tránh uống thuốc vào những bữa ăn chứa nhiều chất béo vì có thể làm tăng hấp thu thuốc. Người bệnh nên nuốt trọn viên thuốc với một ly nước đầy hoặc có thể mở viên nang, trộn vào thức ăn lỏng rồi uống, không bẻ viên nén.

Trong 2 - 4 tuần đầu tiên, nên uống thuốc trước lúc đi ngủ nhằm giúp cải thiện khả năng dung nạp, đồng thời giảm thiểu tai biến tại hệ thần kinh trung ương như mất ngủ, ngủ gà, ác mộng, mất tập trung, chóng mặt. Nếu người bệnh không thấy xuất hiện các tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương thì có thể sử dụng thuốc vào một thời điểm thuận lợi trong ngày.

Trong trường hợp đang dùng chế phẩm chỉ có Efavirenz thì tuyệt đối không được uống kết hợp cùng các chế phẩm khác có chứa thành phần Efavirenz. Efavirenz khi dùng đồng thời với các thuốc kháng retrovirus cần được theo dõi liên tục để đánh giá độc tính và mức độ tiến triển của bệnh cũng như có phương án điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần.

Thuốc cần được uống đúng giờ, nếu bỏ quên liều thì cần uống bổ sung ngay sau khi nhớ ra. Trường hợp đã quá sát với liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên, tuyệt đối không uống chung hai liều một lúc để bù.

3. Tác dụng phụ

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn sau đây khi sử dụng thuốc:

  • Rất thường gặp: Phát ban.
  • Thường gặp: Gây tăng triglyceride trnong máu, cảm giác bồn chồn, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, gặp ác mộng, rối loạn cân bằng và sự phối hợp tiểu não, đau đầu, ngủ gà, chóng mặt, rối loạn tư thế đứng, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mệt mỏi, tăng alanin amino transferase (ALT), gamma-glutamyl transferase (GGT), enzym aspartat amino transferase (AST).
  • Ít gặp: Mẫn cảm, tăng cholesterol máu, giảm thị lực, chóng mặt, ù tai, chảy máu, viêm tuỵ, viêm gan cấp tính, chứng vú to ở nam giới, hội chứng Stevens-Johnson

4. Thận trọng khi dùng thuốc

  • Đối với bệnh nhân suy gan nặng cần thận trọng khi dùng thuốc và theo dõi giá trị các enzym gan ở người bị bệnh gan từ nhẹ đến trung bình.
  • Cần thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh có tiền sử co giật hoặc rối loạn tâm thần.
  • Cần dừng điều trị bằng Efavirenz nếu xuất hiện tình trạng phát ban da nặng tiến triển, kèm theo dính lớp màng nhầy tróc vảy hoặc sốt.
  • Cần theo dõi glucose huyết và lipid huyết trong suốt quá trình điều trị bằng Efavirenz.
  • Tình trạng động kinh, co giật đã được ghi nhận ở cả người lớn và trẻ nhỏ đang dùng Efavirenz, đặc biệt là những người có tiền sử động kinh.
  • Thuốc khi sử dụng chung với thức ăn có thể làm tăng khả năng hấp thu thuốc, đồng thời dẫn tới tăng tần suất xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy thuốc được khuyến cáo uống khi đói, tốt nhất là thời điểm trước khi đi ngủ.
  • Người bệnh gặp các vấn đề về di truyền hiếm gặp như thiếu hụt Lapp lactase, không dung nạp galactose hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc.
  • Thuốc có thể gây hại cho bào thai nếu thai phụ sử dụng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, vì vậy phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc cho tới khi khả năng có thai được loại trừ.
  • Efavirenz đã được chứng minh bài tiết một phần qua đường sữa mẹ, tuy nhiên không đủ thông tin chứng minh về việc ảnh hưởng của thuốc ở trẻ bú sữa mẹ. Khuyến cáo phụ nữ bị nhiễm HIV tuyệt đối không được cho con bú trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm HIV sang con.
  • Thuốc có thể gây ra hiện tượng giảm tập trung, ngủ gà, chóng mặt nên bệnh nhân tránh thực hiện các công việc nguy hiểm như lái xe hay vận hành máy móc nếu thấy các dấu hiệu trên.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về công dụng thuốc Efavula cũng như các thông tin quan trọng nhất. Để quá trình sử dụng thuốc được thuận lợi, an toàn và hiệu quả, người bệnh nên dùng theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

23 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • teniposide
    Công dụng thuốc Teniposide

    Thuốc Teniposide thuộc nhóm thuốc chống ung thư và là thuốc dùng đơn trị hoặc dùng kết hợp với các thuốc chống ung thư khác trong điều trị bệnh u lympho và bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Để hiểu ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • bentiromide
    Công dụng thuốc Bentiromide

    Thuốc Bentiromide được sử dụng giúp tìm hiểu xem tuyến tụy có hoạt động bình thường hay không. Thuốc Bentiromide được sử dụng bằng cách đưa vào miệng và giống như bài kiểm tra không xâm lấn. Tuy nhiên, trong ...

    Đọc thêm
  • azedra
    Các phản ứng phụ có thể gặp của thuốc Azedra

    Thuốc Azedra chứa hoạt chất Iobenguane I 131 – một loại thuốc phóng xạ được chỉ định trong điều trị u tủy thượng thận, u tế bào cận hạch thần kinh. Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý ...

    Đọc thêm
  • afeditab
    Công dụng thuốc Afeditab

    Thuốc Afeditab được bào chế ở dạng viên nang hoặc viên nén có tác dụng trong điều trị tác nhân tim mạch và dược lý của thuốc này chẹn kênh canxi. Vậy Afeditab là thuốc gì? Công dụng của thuốc ...

    Đọc thêm
  • thuốc baycadron
    Công dụng thuốc Baycadron

    Thuốc Baycadron có thành phần chính Dexamethasone - steroid vỏ thượng thận tổng hợp. Thuốc Baycadron có tác dụng trong điều trị kháng lại những quá trình viêm nhiễm diễn ra trong cơ thể như viêm khớp, dị ứng, các ...

    Đọc thêm