Bị mỡ máu uống trà gì để cải thiện?

Bệnh mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, trong đó thành phần LDL-Cholesterol tăng cao và "mỡ bảo vệ cơ thể" hay thành phần HDL-Cholesterol bị giảm. Bệnh gây ra những biến chứng nặng nề trên mạch máu như bệnh mạch vành, đột quỵ, cục máu đông... Vậy mỡ máu uống trà gì và sử dụng thực phẩm nào để cải thiện?

1. Bệnh mỡ máu cao là gì?

Mỡ máu cao có nguyên nhân do công năng vận hóa của các cơ quan, tạng phủ trong cơ thể suy giảm, đàm trọc ứ trệ ở các kinh mạch mà sinh bệnh.

Bệnh thường gặp ở những người có thể trạng béo phì, bệnh lý cao huyết áp, bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, người ít hoạt động thể lực, lười vận động, người có tiền sử gia đình mắc bệnh lý mạch vành, tăng lipid máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...

2. 5 thực phẩm giảm mỡ máu hiệu quả người bệnh nên dùng

Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, chế độ dinh dưỡng lành mạnh có tác dụng kiểm soát mỡ máu rất hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo top 5 thực phẩm giảm mỡ máu hiệu quả được giới thiệu sau đây:

  • Đậu tương: theo nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng đậu tương có khả năng hỗ trợ giảm mỡ máu ở những người mỡ máu tăng cao. Đồng thời, đây cũng là thực phẩm hỗ trợ hạ huyết áp cho người gặp các vấn đề tăng huyết áp. Hơn nữa, đậu tương còn giúp hỗ trợ giảm tỷ lệ ung thư vú ở nữ và ung thư tiền liệt tuyến ở nam, hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương – đặc biệt là đối với phụ nữ độ tuổi mãn kinh, hỗ trợ cải thiện hoạt động trí não ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người cao tuổi.
  • Hạt Yến mạch: Có tác dụng tốt trong hỗ trợ giảm cholesterol, hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch. Đây là thực phẩm chứa một lượng lớn chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Do vậy có thể giúp làm giảm cholesterol xấu và lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, thành phần beta glucan có trong yến mạch còn hỗ trợ làm chậm quá trình hấp thu cholesterol trong cơ thể rất tốt với những người bị mỡ máu cao.
  • Giá đỗ xanh: Đây là một thực phẩm giảm cholesterol rất tốt, giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, khoáng chất, protein. Món ăn có giá đỗ đang nảy mầm có chứa hàm lượng Vitamin C cao gấp 7 lần so với giá đỗ trưởng thành. Vitamin C có công dụng tốt trong thúc đẩy cholesterol bài tiết, ngăn chặn cholesterol tích tụ trong thành động mạch. Đồng thời, chất xơ trong giá đỗ xanh có thể giúp thanh trừ các chất cặn bã trong cơ thể. Ngoài ra, nó cũng có thể hòa tan với cholesterol trong thức ăn chuyển hóa thành axit cholic đào thải ra ngoài cơ thể, từ đó lượng cholesterol giảm xuống. Các món ăn ngon từ giá đỗ xanh có thể kể đến như salad, nộm gỏi, xào nấu...
  • Gạo lứt hay còn được gọi là gạo nguyên cám là loại gạo khi xay xát không bị mất màng. Gạo lứt có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng gamma orizanol (GO). Chất này có tác dụng ngăn chặn hấp thu cholesterol từ ruột vào máu, từ gan tiết ra và đào thải khỏi cơ thể. Ngoài ra, các vi chất tự nhiên trong gạo lứt như vitamin, đặc biệt là vitamin E; các axit béo thiết yếu; chất chống oxy hóa và chất xơ giúp mật tiết vào lòng ruột đào thải cholesterol ra ngoài cơ thể.
  • Hạt hạnh nhân: Đây là loại hạt có chứa lượng lớn chất béo không bão hòa; các khoáng chất và vitamin có tác dụng giảm cholesterol xấu. Ngoài ra, hạt hạnh nhân còn kiểm soát tốt tình trạng rối loạn lipid máu. Đặc biệt, hạt hạnh nhân có chứa các chất chống oxy hóa Flavonoid hỗ trợ sức khỏe tim mạch và ngăn hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Các chất béo bão hòa, giàu canxi và vitamin D trong hạnh nhân rất tốt đối với sức khỏe tim mạch và giảm cholesterol trong máu. Một số món ăn với hạnh nhân như hạt hạnh nhân trộn salad; trộn với sữa chua không đường cho bữa ăn nhẹ hoặc ăn cùng ức gà.

3. Mỡ máu cao nên uống nước gì?

3.1. Nước trà xanh

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thành phần của trà xanh có chứa các chứa các thành phần chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn cholesterol LDL không bị oxy hóa, giúp ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa ở động mạch. Nó cũng có tác dụng trong bảo vệ cơ thể trước những tác động có hại của chế độ ăn giàu chất béo.

Một số cách sử dụng trà xanh để giảm mỡ máu như:

  • Uống trực tiếp những sản phẩm chiết xuất từ lá trà xanh...
  • Uống trà xanh khoảng 3 – 5 tách trà mỗi ngày có thể gây ra gián đoạn tổng hợp cholesterol xấu ở gan và tăng cường loại bỏ lượng cholesterol ra khỏi máu.

Một lưu ý khi sử dụng trà xanh là không nên uống trà xanh vào lúc đói hoặc trước khi đi ngủ. Tác dụng không mong muốn có thể gây cồn cào, buồn nôn. Đặc biệt, chất cafein trong trà xanh gây kích thích thần kinh có thể gây ra tình trạng mất ngủ.

3.2. Nước trà đen

Trong trà đen có nhiều chất có lợi cho sức khỏe như polyphenol, flavonoid... Theo nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng uống 5 phần trà đen mỗi ngày làm giảm 11% cholesterol xấu ở những người có mức cholesterol tăng nhẹ. Hơn nữa, loại trà này cũng có tác dụng giảm cân ở những người thừa cân hay người béo phì.

3.3. Trà xạ đen

Lá trà xạ đen được trồng chủ yếu ở vùng núi cao Hòa Bình. Từ lâu nó đã xuất hiện trong các bài thuốc y học cổ truyền với tác dụng giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ. Trong thành phần của trà xạ đen có chứa các hoạt chất quý là Flavonoid, Quinon, Saponin Triterpenoid, Maytenfolone A. Chúng làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa hình thành xơ vữa động mạch, đào thải mỡ dư thừa ra khỏi cơ thể.

Bạn có thể phơi khô 50 gram lá xạ đen rồi đun sôi cùng 1,5 lít nước trong 10 phút. Sau đó, chắt lấy nước uống thay trà hàng ngày. Cách sử dụng của trà xạ đen đơn giản hơn có thể hãm như hãm trà.

3.4. Trà lá sen

Câu trả lời cho câu hỏi mỡ máu uống trà gì chắc chắn là trà lá sen. Nó xuất hiện trong cuốn “Bách thảo cương mục” như một loại trà với tác dụng giảm mỡ, thanh lọc cơ thể. Lá sen rất dễ tìm và cũng được nhiều người có nhu cầu giảm cân lựa chọn.

Cách sơ chế lá trà sen như sau: Để làm trà lá sen giảm mỡ máu, bạn cần mua lá sen tươi. Mỗi ngày 1 lá rửa sạch nấu với nước uống thay trà hàng ngày.

3.5. Trà atiso đỏ

Trà atiso đỏ được coi là “thần dược” giúp mát gan, giải độc gan. Hoạt chất hibithocin trong thành phần của hoa atiso đỏ được cho là có khả năng đưa mức cholesterol về giới hạn cho phép.

Cách làm trà atiso như sau: Mỗi ngày uống 30 gram hoa atiso đỏ khô hãm với 700ml nước sôi. Loại trà này sẽ giúp điều hòa mỡ trong máu.

3.6. Trà linh chi

Trà thảo dược nấm linh chi có tác dụng giảm mỡ máu và rối loạn mỡ trong máu, giúp giải độc gan. Để sử dụng trà linh chi trước hết bạn cần mua được nấm linh chi chất lượng rồi nghiền thành bột. Mỗi ngày, bạn hãm 3 gram bột nấm với nước sôi trong 20 phút.

3.7. Trà giảm mỡ máu giảo cổ lam

Giảo cổ lam là vị thuốc khá quen thuộc đối với nhiều người. Chất chống oxy hóa Saponin trong giảo cổ lam có tác dụng trung hòa gốc tự do, bảo vệ tế bào gan. Đối với những người máu nhiễm mỡ, nó có tác dụng giúp giảm mỡ xấu và tăng mỡ tốt. Bạn có thể đun nước trà hoặc hãm 20 gram trà giảo cổ lam uống trong ngày.

3.8. Trà gừng

Trà gừng là loại trà thường được sử dụng với tác dụng giải cảm, trị ho rất tốt. Đồng thời, trà gừng cũng có tác dụng tốt trong giảm mỡ máu. Hoạt chất gingerol trong thành phần của gừng giúp phân hủy chất béo trong cơ thể.

Cách làm trà gừng như sau: Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Sau đó, bạn cho thêm 5 lát gừng tươi vào nồi đun sôi trong 10 phút rồi đổ ra cốc để thưởng thức. Bạn có thể cho thêm 1-2 thìa mật ong vào trà gừng để tăng cảm giác hấp dẫn.

3.9. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có công dụng tốt trong giảm mỡ máu nhờ tác dụng của hoạt chất flavones. Hơn nữa, nó cũng có tác dụng tốt trong giảm huyết áp, mát gan, giải độc, bảo vệ tim mạch. Mỗi ngày, bạn nên uống tối đa 2 tách trà hoa cúc.

4. Một số lưu ý khi sử dụng trà giảm mỡ máu

Để đảm bảo hỗ trợ điều trị bệnh tốt và an toàn, bạn nên chú ý:

  • Uống trà hạ mỡ máu chỉ là phương pháp hỗ trợ không nên quá lạm dụng sẽ gây ra phản tác dụng.
  • Bạn không nên uống trà đặc nguyên nhân là do nó sẽ cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, gây thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt là đối với người đang bị những bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, viêm gan, viêm thận.
  • Nên uống trà khi vẫn còn ấm để tránh tình trạng bị lạnh bụng. Ngược lại, bạn cũng không nên uống trà quá nóng bởi các loại trà trên 65 độ C có thể làm tổn thương dạ dày.
  • Không uống trà vào những lúc đói vì sẽ khiến bụng cồn cào, nôn nao.
  • Không nên uống trà luôn ngay sau khi ăn vì sẽ gây khó tiêu. Thay vào đó, bạn hãy uống trà sau bữa ăn 30 phút.
  • Không nên uống trà đã để qua đêm. Vì lúc này các loại vi sinh vật hay nấm mốc sẽ xuất hiện trong trà gây ra tình trạng ngộ độc.
  • Người đang bị bệnh hay đang điều trị bệnh lý dạ dày không nên sử dụng phương pháp uống trà để giảm mỡ máu.

5. Cách phòng bệnh mỡ máu cao

  • Bạn cần đi tái khám định kỳ và kiểm tra lượng mỡ máu định kỳ 3 - 6 tháng/ lần.
  • Phòng tránh và điều trị tích cực các bệnh lý có thể gây ra bệnh lý mỡ máu tăng cao như hội chứng thận hư, bệnh xơ gan ứ mật... những bệnh phối hợp như tăng huyết áp, bệnh gout, bệnh mạch vành, đái tháo đường,... có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Kiểm soát cân nặng tránh tình trạng thừa cân hay béo phì.
  • Tích cực vận động bất cứ khi nào có thể như đi bộ, chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu hay tham gia các môn thể thao khác.
  • Dinh dưỡng cân bằng, phù hợp: hạn chế sử dụng mỡ động vật mà thay thế bằng dầu thực vật; tăng cường bổ sung thêm nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, vừng đen, lạc. Đồng thời, bạn nên bỏ những thói quen xấu như uống rượu, bia hay những loại chất uống có cồn khác; bỏ thuốc lá nếu có...

Vậy là thắc mắc mỡ máu uống trà gì hay mỡ máu cao nên uống nước gì? Đã có đáp án trả lời. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn có thêm hiểu biết thông tin về bệnh mỡ máu để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hiệu quả, tránh các biến chứng bệnh mỡ máu cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

34.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan