Hậu quả của đuối nước và các biện pháp phục hồi chức năng

Đuối nước là khái niệm để thể hiện tình trạng người bị ngạt dưới nước, là giai đoạn cuối cùng trước khi nạn nhân bị chết đuối thực sự. Đối với nạn nhân đuối nước, cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức để ngăn ngừa các biến chứng của đuối nước có thể xảy ra.

1. Đuối nước có mấy giai đoạn?

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, kể cả người biết bơi gặp phải tình trạng nguy hiểm, đuối nước xảy ra khi con người không thể thở được dưới nước trong một khoảng thời gian nhất định, lượng oxy đi vào cơ thể sẽ bị giảm đi và làm cho các cơ quan trong cơ thể ngừng hoạt động do thiếu oxy. Khi tình trạng đuối nước xảy ra với trẻ nhỏ thì chỉ kéo dài trong vài giây, với người trưởng thành thì lâu hơn.

Để ngăn ngừa hậu quả của đuối nước thì nạn nhân cần được nhanh chóng đưa lên bờ và cấp cứu ngay lập tức, với người bị đuối nước thì thời gian quý giá từng giây, từng phút.

Đuối nước có 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Bắt đầu chìm
  • Giai đoạn 2: Hít phải nước, thanh quản sẽ có phản xạ co thắt và phổi vẫn còn khô.
  • Giai đoạn 3: Thiếu oxy do đường thở bị tràn dịch, tăng tiêu thụ oxy, mô phổi bị tổn thương và giảm diện tích khuếch tán...
Biến chứng của đuối nước
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, kể cả người biết bơi

2. Triệu chứng lâm sàng khi bị đuối nước

Người bị đuối nước có những triệu chứng lâm sàng rất đa dạng mà nguyên nhân là do bị thiếu oxy, nạn nhân sẽ có biểu hiện như:

  • Khó thở, đau sau xương ức, thở nhanh
  • Tăng tiết đờm lẫn máu, da tím tái
  • Mất ý thức, co giật
  • Phù não do thiếu oxy não
  • Tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, giảm huyết áp

Người bị đuối nước nếu được cấp cứu kịp thời, đúng phương pháp thì có khả năng sống sót, tuy nhiên, nguy cơ để biến chứng của đuối nước rất cao.

3. Hướng dẫn cấp cứu người bị đuối nước

Để ngăn ngừa hậu quả của đuối nước khiến người bệnh tử vong thì ngay khi phát hiện ra người bị đuối nước, cần phải nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước và thực hiện sơ cứu để tống xuất nước ra khỏi phổi, dạ dày. Một số động tác cần thực hiện bao gồm:

  • Có thể bế xốc nạn nhân lên cho đầu quay xuống phía dưới đất rồi vừa chạy vừa nhảy
  • Để nạn nhân nằm sấp và đầu thấp để móc đờm rãi trong hầu miệng ra.
  • Trường hợp bệnh nhân ngừng tim, ngừng thở thì phải tiến hành hà hơi thổi ngạt và xoa bóp lồng ngực cho đến khi bệnh nhân trở lại và có mạch.

Khi cấp cứu người bị đuối nước, cần phải kiên trì đến khi nạn nhân có thể tự thở được, đồng tử bớt giãn, có mạch.

4. Hậu quả của đuối nước

Biến chứng của đuối nước
Người bị đuối nước thường gặp phải các biến chứng về phổi

Đuối nước không phải lúc nào cũng có thể gây tử vong, tuy nhiên nếu nạn nhân được cứu sống thì hậu quả của đuối nước để lại cũng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.

Người bị đuối nước thường gặp phải các biến chứng về phổi mắc phải hội chứng suy hô hấp cấp, viêm phổi...do thiếu oxy trong cơ thể.

Một biến chứng của đuối nước khác có thể gây ra hậu quả nặng nề chính là tổn thương não hoặc tổn thương về mặt thể chất, mất cân bằng dịch cơ thể và các chất hóa học...Đặc biệt, người bị đuối nước cũng có thể rơi vào trạng thái sống thực vật vĩnh viễn.

Việc cấp cứu kịp thời cho nạn nhân bị đuối nước rất quan trọng, thậm chí ngay cả khi nạn nhân đã ở trong nước một thời gian dài thì vẫn có cơ hội để cứu sống, tuyệt đối không được đánh giá tình trạng của nạn nhân chỉ dựa vào thời gian họ ở dưới nước.

5. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân tổn thương não do đuối nước

Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị cho bệnh nhân bị tổn thương não do đuối nước là giảm trương lực cơ và tăng cường cơ lực ở một số nhóm cơ chính, tạo thuận lợi các vận động chức năng và kích thích sự phát triển vận động theo các mốc thời gian, tăng cường khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày và kích thích giao tiếp sớm, phát triển ngôn ngữ, tư duy.

Tập vật lý trị liệu giúp người bị đuối nước có thể phục hồi chức năng vận động, duy trì lực của cơ và lưu thông máu huyết. Thời gian tập luyện tốt nhất là trong năm đầu tiên, nên luyện tập dần dần từng động tác và từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Việc phục hồi chức năng cho người bị đuối nước bằng vật lý trị liệu phụ thuộc rất nhiều vào chuyên môn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu, sự kiên trì của người bệnh. Hiện nay, Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục, trung tâm Y học tái tạo, Bệnh Đa khoa Quốc Tế Vinmec Times city đã đạt được rất nhiều thành công trong điều trị và phục hồi chức năng do di chứng tổn thương não do đuối nước, thoát vị màng não tủy...

Bên cạnh việc sử dụng các loại máy phục hồi hiện đại, Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục còn có đội ngũ các chuyên gia phục hồi chức năng để giúp bệnh nhân tận dụng tối đa khả năng hoạt động của mình. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia phục hồi chức năng giàu kinh nghiệm tại Đơn nguyên bao gồm:

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Duy Chinh: Trên 17 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: thần kinh, chấn thương và Nhi khoa...
  • Bác sĩ Lê Thu Hương: Gần 5 năm kinh nghiệm về Chuyên ngành Phục hồi chức năng. Năm 2017, Bác sĩ Hương đạt được bằng Bác sĩ nội trú chuyên ngành Phục hồi chức năng.
  • Bác sĩ Bùi Thị Hằng: 8 năm kinh nghiệm về Chuyên ngành Nhi. Năm 2013, Bác sĩ Hằng đạt được bằng Bác sĩ nội trú và Bằng Thạc sĩ chuyên ngành Nhi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

57.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan