Chế độ ăn cho trẻ viêm loét dạ dày - tá tràng

Chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày cần đảm bảo về vệ sinh và chất lượng dinh dưỡng. Một chế độ ăn hợp lý không những đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh mà còn giúp cho đường tiêu hóa của trẻ được khỏe mạnh, phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ.

1. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em có triệu chứng gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em gây tổn thương và loét niêm mạc dạ dày – tá tràng, tổn thương xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày và tá tràng bị bào mòn gây ra những triệu chứng ở trẻ như sau:

2. Vai trò của chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với trẻ em bị viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em thường xảy ra do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Loại vi khuẩn này lây nhiễm qua đường tiêu hóa, vì vậy chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ như không rửa tay trước khi ăn, đũa bát chưa được rửa sạch, gắp mớm thức ăn cho trẻ, cho trẻ ăn đồ ăn quán hàng không đảm bảo vệ sinh... sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP. Vậy nên chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo vệ sinh là biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Vai trò cụ thể của chế độ ăn uống như sau:

  • Chế độ ăn uống hợp lý giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp dạ dày được nghỉ ngơi;
  • Trung hòa axit dịch vị và giảm mức độ tiết axit dịch vị;
  • Tạo điều kiện cho sự hồi phục của niêm mạch dạ dày – tá tràng, nương nhẹ chức năng dạ dày ruột, giúp cho vị trí tổn thương, vết loét nhanh lành và tránh tái phát;
  • Đề phòng nguy cơ thiếu dinh dưỡng ở trẻ.
viêm loét dạ dày ở trẻ em
Bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày và tá tràng bị bào mòn

3. Chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày

Chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày cần đảm bảo về vệ sinh và chất lượng dinh dưỡng. Một chế độ ăn hợp lý không những đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh mà còn giúp cho đường tiêu hóa của trẻ được khỏe mạnh, trẻ phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ.

Các loại thức ăn cha mẹ cần lưu ý bổ sung cho trẻ như sau:

  • Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại chất béo từ cá vì chứa nhiều axit béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể;
  • Bổ sung protein có nguồn gốc từ thịt (thịt gà, thịt lơn nạc vai), sữa, trứng...
  • Các loại thức ăn chứa nhiều kẽm như sò, hàu, thịt, cá... giúp vết thương nhanh lành;
  • Bổ sung vitamin thông qua các loại rau củ quả trong chế độ ăn hàng ngày: khoai lang, khoai tây chứa nhiều vitamin C và beta - caroten; cà rốt, dầu gan cá chứa nhiều vitamin A...
  • Một trong những chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày là sử dụng các loại rau xanh mềm, lá non như rau mồng tơi, rau đay, rau dền...
  • Trường hợp là trẻ nhỏ mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ và chia thành nhiều lần bú trong ngày;

Bên cạnh đó, cha mẹ nên hạn chế các loại đồ ăn có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh lý của trẻ như sau:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em không nên ăn các loại thức ăn chứa hàm lượng đạm cao, nhiều dầu mỡ động vật... khó tiêu hóa và làm cho trẻ khó chịu;
  • Thức ăn cứng và có thời gian tiêu hóa lâu như các loại thịt chứa nhiều gân, rau muống, bí đỏ... dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày;
  • Hạn chế thức ăn gây tăng tiết axit dạ dày như thực phẩm chua (mẻ, giấm); trái cây chua (chanh, quýt, xoài, khế)...
  • Hạn chế các loại đồ ăn gây chướng bụng như cần tây, hẹ, dưa cà muối, giá đỗ...
  • Hạn chế các loại thức uống có ga, đồ ăn sẵn và đồ ăn đóng hộp như xúc xích, thịt hộp...

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm thì những lưu ý khi chế biến thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày. Theo đó, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Đồ ăn cần được thái nhỏ, đảm bảo nấu chín kỹ và mềm. Cha mẹ có thể chế biến bằng cách om, hấp hoặc luộc để giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu hơn các món ăn rán, xào;
  • Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ ăn chậm, nhai kỹ, tránh trường hợp vừa ăn vừa chơi, xem phim... nhằm giúp trẻ tăng bài tiết nước bọt và tiêu hóa dễ hơn;
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày không quá dài giúp dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa axit dịch vị, giảm đau dạ dày;
  • Cha mẹ không để trẻ quá đói bụng vì sẽ làm tăng co bóp dạ dày dẫn đến những cơn đau, thậm chí là chảy máu dạ dày. Lưu ý không để trẻ ăn quá no khiến dạ dày căng quá nhiều, giảm khả năng co bóp và ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn, tiêu hóa thức ăn;
  • Đồ ăn không nên chế biến quá đặc làm cho dịch vị khó thấm vào khối thức ăn và cũng không nên chế biến quá lỏng, nhiều nước vì sẽ làm pha loãng dịch vị dẫn đến giảm khả năng tiêu hóa;
  • Đồ ăn không quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn và gây đau. Nhiệt độ đồ ăn khoảng từ 40 – 50oC là tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thu.
Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em nên có chế độ ăn bổ sung vitamin thông qua các loại rau củ quả

Trong trường hợp bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em đã ổn định cha mẹ vẫn nên duy trì cho trẻ chế độ ăn bổ sung 2 – 3 bữa phụ giữa các bữa chính, đảm bảo chế độ ăn uống điều độ, không bỏ bữa, không nhịn đói kết hợp với vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống đầy đủ để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, cha mẹ nên tránh để trẻ chịu áp lực, stress hay căng thẳng, đặc biệt là những áp lực thi cử. Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, cha mẹ cần nêu ra những loại thuốc trẻ bị dị ứng, tiền sử bệnh lý để bác sĩ nắm rõ và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan