Phân loại và nguyên tắc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ được chia thành 3 loại chính gồm tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài và hội chứng lỵ. Ở mỗi loại, chứng tiêu chảy sẽ có biểu hiện khác nhau và do đó phương pháp điều trị cũng có sự khác nhau đáng kể.

1. Phân loại bệnh tiêu chảy ở trẻ em

1.1 Tiêu chảy cấp

Tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em là hiện tượng trẻ đi ngoài nhiều lần hơn so với thông thường và có sự thay đổi về tính chất của phân. Trẻ bị tiêu chảy thường có phân lỏng như nước, kéo dài tối đa 14 ngày.

Trẻ em bị tiêu chảy cấp thường kèm theo nhiều triệu chứng khác như nôn ói, đau bụng, sốt cao... và đặc biệt là có các biểu hiện mất nước nghiêm trọng. Nếu như không được bổ sung nước và có biện pháp can thiệp kịp thời, chứng tiêu chảy cấp có thể dẫn đến tử vong.

Để nhận biết trẻ bị tiêu chảy cấp, ba mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, đặc biệt là từ 0 đến 6 tháng tuổi: trẻ đi ngoài nhiều lần mỗi ngày, thậm chí có thể lên đến 10 lần/ngày hoặc hơn. Phân của trẻ sơ sinh có mùi chua, lỏng, màu xanh hoặc màu vàng/nâu.
  • Phân ở trẻ bị tiêu chảy cấp thường có nhiều nước, lỏng và hôi tanh. Cùng với đó, do đây là một dạng bệnh đường ruột, trẻ sẽ bị sốt, đau bụng, buồn nôn và nôn ói, quấy khóc, khó chịu.

1.2 Tiêu chảy kéo dài

Một loại bệnh tiêu chảy ở trẻ khác là chứng tiêu chảy kéo dài. Theo các thống kê, có khoảng 3% - 20% các đợt tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể chuyển thành tiêu chảy kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nguy hiểm hơn, tỷ lệ tử vong do chứng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em chiếm 30% - 50% các ca tử vong do mất nước – điện giải nói chung.

Theo định nghĩa từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu chảy kéo dài được xác định khi tình trạng tiêu chảy cấp tính kéo dài hơn 14 ngày. Nguyên nhân gây ra chứng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em tương đối đa dạng, bao gồm:

Dưới 18 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ có thể gây ra các triệu chứng rõ nét như:

  • Thời gian của các đợt tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày.
  • Phân lỏng, có mùi hôi chua, nhiều bọt hoặc nhầy, thậm chí có lẫn máu.
  • Trẻ biếng ăn, ăn khó tiêu, thường xuyên nôn ói.
  • Bắt đầu tiêu chảy khi ăn loại thức ăn lạ.
Tiêu chảy kéo dài gây nguy hiểm cho bé
Tiêu chảy kéo dài gây nguy hiểm cho bé

1.3 Hội chứng lỵ

Hội chứng lỵ hay còn gọi là bệnh lỵ trực khuẩn là một loại bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa với tác nhân là trực khuẩn lỵ Shigella gây ra. Hoạt động của loại trực khuẩn này gây ra tổn thương đến đại tràng.

Theo các bác sĩ, trực khuẩn lỵ có thể lây lan qua đường miệng, sau đó xâm nhập vào dạ dày, ruột non và đi đến đại tràng. Tại đây, trực khuẩn sẽ sinh trưởng và xâm nhập vào niêm mạc. Bệnh dễ lây lan thành dịch, đặc biệt là vào mùa hè. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc hội chứng lỵ tương đối cao.

Để nhận biết trẻ em bị bệnh lỵ, một số dấu hiệu sau có thể hữu ích:

  • Trẻ đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng, đặc biệt là ở vùng hố chậu trái.
  • Các cơn đau diễn ra dai dẳng và liên tục, tạo cảm giác muốn đi ngoài dù đã đi nhiều lần.
  • Nhiều trẻ sẽ có hiện tượng đi ngoài nhưng không có phân, mỗi lần rặn sẽ tiết ra máu.
  • Đi đại tiện nhiều lần, phân lỏng và nhầy, có máu. Số lần đi ngoài mỗi ngày có thể lên đến vài chục lần.
  • Phân có mùi tanh hôi khó chịu.
  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C, mệt mỏi, đau đầu và thậm chí có thể hôn mê.
  • Da tái xanh.
  • Buồn nôn, nôn ói.

2. Tình trạng mất nước do bệnh tiêu chảy ở trẻ

Dù ở giai đoạn hay phân loại bệnh tiêu chảy nào, chúng đều dẫn đến một tình trạng nguy hiểm chung: mất nước. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà sự mất nước ở trẻ có thể để lại nguy hiểm hay không.

Tình trạng mất nước do bệnh tiêu chảy ở trẻ

3. Nguyên tắc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Việc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em là cực kì cần thiết. Để đảm bảo hiệu quả, một số nguyên tắc điều trị sau cần được lưu ý:

  • Điều trị đặc hiệu dựa trên các dấu hiệu như tình trạng và mức độ mất nước, kháng sinh.
  • Xử trí nhanh chóng và kịp thời các biến chứng như rối loạn nước, rối loạn chất điện giải, hạ đường huyết... ở trẻ.
  • Vấn đề dinh dưỡng.
Tiêu chảy khiến cơ thể bé bị mất nước
Tiêu chảy khiến cơ thể bé bị mất nước

3.1 Điều trị cấp cứu

Bé sẽ được uống nước đường 50ml hoặc truyền tĩnh mạch glucose để xử trí vấn đề hạ đường huyết (nếu có). Ngoài ra, đối với tình trạng toan chuyển hóa, các bác sĩ sẽ sử dụng NaHCO3.

3.2 Điều trị mất nước nghiêm trọng

Đối với trẻ bị mất nước nặng, trẻ sẽ được xử trí theo phác đồ C như sau:

Điều trị mất nước nghiêm trọng

3.3 Điều trị tình trạng có mất nước ở trẻ

  • Trẻ sẽ được uống dung dịch Oresol 75ml mỗi kg thể trọng trong vòng 4 đến 6 tiếng.
  • Đối với trẻ em dưới 6 tháng, trẻ cần uống thêm 100ml – 200ml nước sạch để bù nước.
  • Nếu trẻ bị chướng bụng hoặc nôn ói liên tục (hơn 4 lần mỗi 2 – 4 tiếng đồng hồ) hoặc tốc độ thải phân quá cao, trẻ sẽ được truyền Lactate Ringer đường tĩnh mạch trong vòng 4 giờ.

3.4 Điều trị kháng sinh

Trẻ có dấu hiệu tiêu chảy phân có nhầy máu, xét nghiệm có tình trạng nhiễm khuẩn hoặc sau khi xét nghiệm phát hiện vi khuẩn dạng tả trong phân, trẻ sẽ được điều trị bằng kháng sinh.

Có thể thấy, mặc dù phân loại bệnh tiêu chảy ở trẻ em chia thành nhiều dạng, nhưng đều dẫn đến hiện tượng mất nước và suy dinh dưỡng ở trẻ. Do đó, cha mẹ cần phát hiện kịp thời dấu hiệu bất thường trong tiêu hóa ở trẻ, từ đó để trẻ đi kiểm tra và chữa trị kịp thời, tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Những kiến thức về các bệnh tiêu chảy trên đều rất hữu ích và thiết thực. Để phòng và điều trị các bệnh tiêu chảy hiệu quả nhất, hãy yêu cầu thêm sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa nhé! Đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân để có thêm kiến thức về bệnh tiêu chảy.

Khoa Nội soi - Tiêu hóa là một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời các bệnh tiêu hóa, bạn có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến trên website.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan