10 nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm ở nam giới

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn thường xuyên có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Hãy đi khám để được loại trừ nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.

1. Nguyên nhân phổ biến gây đổ mồ hôi đêm

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn thường liên quan đến một số nguyên nhân phổ biến sau:

1.1. Lo lắng hoặc căng thẳng

Bệnh đổ mồ hôi trộm ở người lớn thường xảy ra nếu bạn đang trải qua tình trạng lo lắng hoặc căng thẳng. Đổ mồ hôi thường nhiều hơn vào ban ngày khi tình trạng lo lắng xảy ra.

Triệu chứng của lo lắng và căng thẳng biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Các dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể đang lo lắng hoặc đang bị căng thẳng nhiều bao gồm:

  • Lo lắng dai dẳng, sợ hãi và căng thẳng
  • Khó tập trung
  • Nỗ lực để tránh nguồn gốc của lo lắng hoặc căng thẳng
  • Cảm giác sợ hãi không thể giải thích
  • Khó ngủ
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Gặp ác mộng
  • Đau nhức
  • Vấn đề về dạ dày
  • Nhịp thở và nhịp tim nhanh
  • Cáu kỉnh
  • Suy nhược hoặc mệt mỏi
  • Chóng mặt và run rẩy

Nếu không điều trị, căng thẳng và lo lắng có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Hãy đi khám bác sĩ để xác định nguồn gốc của lo lắng và cải thiện các triệu chứng.

1.2. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Đổ mồ hôi trộm ở người lớn có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản, xảy ra khi các cơ co giãn thực quản không hoạt động đúng cách làm axit dạ dày trào lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát, ợ chua. Nếu các triệu chứng dưới đây xảy ra nhiều hơn 1 lần/tuần thì bạn có thể bị GERD. GERD có thể xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm.

Các triệu chứng của GERD bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Đau ngực
  • Khó nuốt
  • Trào ngược thức ăn lên cổ họng
  • Ho, các triệu chứng hen suyễn hoặc các vấn đề hô hấp khác (thường là do trào ngược vào ban đêm)
  • Khó ngủ

Nếu đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn xảy ra thường xuyên, làm gián đoạn giấc ngủ, hoặc cần sử dụng thuốc giảm chứng ợ nóng ít nhất 1 - 2 lần/tuần thì nên gặp bác sĩ.

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn
Lo lắng hoặc căng thẳng có thể gây đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn

1.3. Tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis)

Chứng tăng tiết mồ hôi vô căn là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà không có nguyên nhân cụ thể. Trong khi đó, chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát có nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như bệnh lý hoặc thuốc.

Chứng tăng tiết mồ hôi có thể gây ra các tình trạng sau:

  • Đổ mồ hôi nhiều thấm qua các lớp quần áo
  • Đổ mồ hôi vào ban ngày, cũng có thể đổ mồ hôi vào ban đêm
  • Mồ hôi trên bàn chân, lòng bàn tay, mặt hoặc nách
  • Đổ mồ hôi ở một hoặc nhiều khu vực
  • Đổ mồ hôi cả hai bên cơ thể

Nếu chứng tăng tiết mồ hôi gây ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc chất lượng cuộc sống, hãy đi khám để được tư vấn biện pháp điều trị kịp thời.

1.4. Thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là đổ mồ hôi vào ban đêm ở người lớn nhiều, ví dụ như:

Nếu chứng đổ mồ hôi đêm liên quan đến loại thuốc đang sử dụng, hãy đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc thay thế hoặc các phương pháp đối phó với chứng đổ mồ hôi ban đêm, đặc biệt khi nó làm phiền đến giấc ngủ và tác động tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn
Một số loại thuốc gây tác dụng phụ đổ mồ hôi vào ban đêm ở người lớn

2. Nguyên nhân ít phổ biến hơn

Nếu nguyên nhân gây đổ mồ hôi vào ban đêm của bạn không nằm trong các mục ở trên, bạn có thể tham khảo thêm một số nguyên nhân ít phổ biến hơn như:

2.1. Testosterone thấp

Đổ mồ hôi ban đêm có thể xảy ra khi mức testosterone trong cơ thể thấp. Testosterone tiết ít hơn khi tuổi tác tăng cao, chấn thương, thuốc, bệnh tật, lạm dụng chất kích thích.

Các triệu chứng khác của testosterone thấp có thể bao gồm:

  • Yếu cơ
  • Mệt mỏi
  • Ít quan tâm đến tình dục
  • Rối loạn cương dương
  • Giảm khối lượng xương
  • Khó tập trung và ghi nhớ mọi thứ
  • Thay đổi tâm trạng, bao gồm chán nản hoặc tâm trạng thấp và cáu kỉnh

Đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn về liệu pháp thay thế testosterone dùng để tăng nồng độ testosterone trong cơ thể khi xuất hiện các triệu chứng gây cảm giác khó chịu.

2.2. Các vấn đề về hormone khác

Rối loạn hormone có thể gây đổ mồ hôi ban đêm bao gồm:

Cùng với đổ mồ hôi ban đêm, một số triệu chứng phổ biến trong số những bệnh này bao gồm:

  • Tăng nhịp tim
  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Run hoặc run rẩy
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đau đầu hoặc đau bụng
  • Vấn đề về giấc ngủ
  • Lo lắng, hồi hộp hoặc những thay đổi tâm trạng khác

Nếu bị tăng tiết mồ hôi hoặc có bất kỳ triệu chứng trong số này, hãy đi khám để được loại trừ các vấn đề về nội tiết tố.

2.3. Ngưng thở khi ngủ

Đổ mồ hôi vào ban đêm có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Với chứng bệnh này, trong một đêm bạn có thể bị nhiều lần ngưng thở khi đang ngủ. Nó phổ biến hơn ở nam giới với khoảng 25% nam giới mắc chứng bệnh này.

Ngoài gây đổ mồ hôi vào ban đêm, chứng ngưng thở khi ngủ còn gây ra các vấn đề sau:

  • Ngủ ngáy
  • Cảm thấy rất mệt mỏi trong ngày
  • Thức dậy thường xuyên vào ban đêm
  • Thức dậy nghẹt thở hoặc thở hổn hển
  • Bị đau họng khi thức dậy
  • Khó tập trung
  • Các triệu chứng của lo lắng, trầm cảm hoặc cáu kỉnh

Vì các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, vì vậy, hãy đi khám chuyên gia về giấc ngủ để loại trừ căn bệnh này.

2.4. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng cũng có thể gây đổ mồ hôi ban đêm. Mức độ bệnh có thể khác nhau, từ nhiễm vi-rút nhẹ kèm theo sốt nhẹ đến nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gồm:

Một số dấu hiệu nhiễm trùng chung cần chú ý bao gồm:

  • Sốt và ớn lạnh
  • Đau nhức cơ và khớp
  • Mệt mỏi và suy nhược
  • Giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân
  • Đỏ, sưng và đau tại một vị trí cụ thể

Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt nếu các triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn, không cải thiện sau một vài ngày hoặc nếu đột ngột sốt cao.

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn
Sốt và ớn lạnh cũng có thể gây đổ mồ hôi ban đêm

3. Nguyên nhân hiếm gặp

Trong một số trường hợp hiếm hoi, đổ mồ hôi ban đêm có thể xảy ra như một triệu chứng của bệnh ung thư hoặc một số bệnh thần kinh, bao gồm cả đột quỵ.

3.1. Các bệnh lý thần kinh

Các bệnh lý thần kinh có liên quan đến hệ thống thần kinh như não, tủy sống, các dây thần kinh, có thể làm nguyên nhân hiếm hoi gây đổ mồ hôi ban đêm. Nhìn chung, các triệu chứng của các bệnh lý thần kinh gồm:

Các triệu chứng của các vấn đề thần kinh có thể rất khác nhau. Cùng với đổ mồ hôi ban đêm, bạn cũng có thể gặp phải:

  • Tê, ngứa ran hoặc yếu ở bàn tay, bàn chân và các chi
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Đau và cứng khắp cơ thể
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Gọi cấp cứu khẩn cấp nếu bạn đột nhiên:

  • Không thể nói được
  • Bị mờ một bên hoặc mất thị lực
  • Bị tê liệt ở một chi
  • Bị xệ ở phần dưới của một bên khuôn mặt
  • Bị đau đầu dữ dội

Đây là những dấu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cơ hội phục hồi của bạn tăng lên khi được cấp cứu ngay lập tức.

3.2 Ung thư

Đổ mồ hôi ban đêm có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, nhưng điều này rất hiếm gặp. Hãy nhớ rằng ung thư thường liên quan đến các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt dai dẳng và sụt cân. Những triệu chứng này có thể khác nhau và có thể xảy ra sớm hoặc muộn hơn, tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư.

Bệnh bạch cầuung thư hạch ( Hodgkin hoặc không Hodgkin ) là hai loại ung thư thường gặp nhất có thể có triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm. Ngoài ra, chúng còn gây ra các triệu chứng khác như:

  • Cực kỳ mệt mỏi hoặc suy nhược
  • Giảm cân không thể giải thích
  • Ớn lạnh và sốt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau trong xương
  • Đau ở ngực hoặc bụng

Các dấu hiệu ban đầu của ung thư có thể bị bỏ qua vì chúng ít nghiêm trọng và dễ nhầm với các bệnh lý khác. Nếu bạn thường xuyên đổ mồ hôi ban đêm, cảm thấy rất mệt mỏi và chảy nước mắt hoặc có các triệu chứng giống như cảm cúm không cải thiện, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

4. Khi nào đến gặp bác sĩ?

Nếu bị đổ mồ hôi ban đêm, bạn có thể cố gắng giải quyết tình trạng đổ mồ hôi bằng cách giảm nhiệt độ trong phòng ngủ, ngủ với ít chăn hơn và tránh đồ uống nóng và đồ ăn quá cay ngay trước khi đi ngủ.

Nếu những thay đổi này không giúp ích và bạn tiếp tục đổ mồ hôi ban đêm, hãy đi khám, đặc biệt với các tình trạng:

  • Thỉnh thoảng có những đợt đổ mồ hôi ban đêm nhiều hơn một lần
  • Bị sốt mãi không khỏi
  • Gần đây đã giảm cân mà không cố gắng
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc không khỏe
  • Ngủ không đủ giấc do đổ mồ hôi ban đêm

Có rất nhiều nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm ở nam giới, vì thế khi tình trạng này kéo dài liên tục, người bệnh nên sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

101K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan