Bệnh Lupus ban đỏ và tế bào gốc

Bài viết bởi GS.TS Nguyễn Thanh Liêm -Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tế bào gốc & công nghệ gen Vinmec

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn do cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính mình. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là ở da và khớp. Tuy nhiên tất cả các cơ quan khác như thận, tim, phổi, thần kinh... đều có thể bị ảnh hưởng. Hiện tại một số quốc gia trên thế giới đã thực hiện điều trị bằng căn bệnh này bằng tế bào gốc.

Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là dùng các thuốc ức chế miễn dịch, giảm đau, ghép thận nếu có suy thận ở giai đoạn cuối. Các phương pháp điều trị trên đã giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân lupus ban đỏ, nhưng vẫn có nhiều bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thuốc. Phương pháp ghép tế bào gốc đang được thử nghiệm đã cho thấy kết quả tích cực trong điều trị căn bệnh này.

Có 2 phương pháp ghép tế bào gốc điều trị Lupus ban đỏ:

1. Ghép tế bào gốc tạo máu

Tế bào gốc tạo máu được thu thập từ máu ngoại vi của người bệnh. Sau đó, người bệnh được dùng các thuốc làm tê liệt hệ miễn dịch để không còn khả năng tạo ra các kháng thể có hại. Sau giai đoạn này, người bệnh được truyền lại tế bào gốc của mình đã lưu trữ. Tế bào máu được truyền sẽ di chuyển đến tủy xương, phát triển và kiến tạo hệ miễn dịch mới.

Phương pháp này tỉ lệ thành công cao nhưng chi phí đắt và rủi ro cũng khá cao vì có một giai đoạn cơ thể không còn sức đề kháng. Kết quả nghiên cứu của Burst và cộng sự cho thấy tỉ lệ tử vong là 2%, 84% bệnh nhân sống sau 5 năm trong đó 50% bệnh nhân không còn biểu hiện bệnh (Hematopoietic Stem Cell Transplantation for Severe and Refractory Lupus. Analysis After Five Years and Fifteen Patients. Arthritis Rheum, 46 (11), 2917-23 Nov 2002).

Tế bào gốc vinmec
Phương pháp tế bào gốc tạo máu

2. Ghép tế bào gốc trung mô đồng loại

Phương pháp này sử dụng tế bào gốc trung mô từ dây rốn hoặc các nguồn khác từ ngân hàng được truyền cho người bệnh. Phương pháp này tỉ lệ thành công thấp hơn nhưng hầu như không có rủi ro. Nghiên cứu của Wang và cộng sự cho thấy tỉ lệ sống sau 5 năm là 84% trong đó 27% không còn biểu hiện bệnh, 7% có biểu hiện lui bệnh bán phần (A Long-Term Follow-Up Study of Allogeneic Mesenchymal Stem/Stromal Cell Transplantation in Patients With Drug-Resistant Systemic Lupus Erythematosus. Stem Cell Reports, 10 (3), 933-941, 2018).

Lưu trữ Tế bào gốc trung mô
Phương pháp tế bào gốc trung mô

Hiện nay cả 2 phương pháp ghép tế bào gốc đều có thể thực hiện tại Việt Nam. Sau thành công các ca ghép tế bào gốc đầu tiên chữa xơ cứng rải rác – một dạng bệnh lý tự miễn, Vinmec đang tiếp tục nghiên cứu ghép tế bào gốc chữa Lupus ban đỏ trong thời gian tới.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan