Điều trị bệnh đồng mắc ở người bị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh nguy hiểm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng. Do bệnh COPD còn thường đi kèm với các bệnh đồng mắc nguy hiểm khác.

1. Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là một loại bệnh có liên quan tới đường hô hấp. Khi mắc bệnh, người bệnh có các triệu chứng lâm sàng rõ như khó thở, thở khò khè, căng ngực, bị ho thường xuyên, có đờm trong cổ, mệt nhọc.

Bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được. Những người bị phổi tắc nghẽn mạn tính COPD thường là đối tượng người cao tuổi, nên việc điều trị cần lâu dài. thông thường những người mắc bệnh liên quan tới phổi này đều khó khăn trong việc thở bình thường.

Vì vậy, nếu người bệnh ở giai đoạn đầu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, sẽ thấy dấu hiệu khó thở khi tập thể dục, cơ thể mệt mỏi. Khi bệnh nặng hơn, người bệnh còn thấy khó khăn cả khi cả thở ra và hít vào.

2. Bệnh đồng mắc trong COPD

Bệnh đồng mắc là các bệnh lý khác thường xuất hiện kèm khi bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh đồng mắc có thể dự phòng cũng như điều trị được. Tác động của bệnh đồng mắc trong COPD phải kể đến những bệnh như sau:

2.1 Bệnh tim mạch

COPD làm tăng khó khăn trong việc chẩn đoán suy tim. Do khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, phổi bị căng phồng làm thay đổi điện tâm đồ (ECG), tăng áp động mạch phổi làm hình ảnh tim không thực, kết quả không chính xác. Bệnh cũng khiến bệnh nhân khó thở, tăng tỷ lệ tử vong.

suy tim
COPD làm tăng khó khăn trong vấn đề chẩn đoán suy tim ở người mắc bệnh tim mạch

2.2 Bệnh phổi

2.3 Bệnh chuyển hóa

  • Tiểu đường
  • Béo phì
  • Tăng lipid máu
  • Loãng xương: Bệnh sẽ tăng nguy cơ biến chứng ngoại khoa và biến chứng sau khi phẫu thuật

2.4 Bệnh về thận

2.5 Bệnh về tâm thần kinh

Các triệu chứng về thần kinh sẽ làm tình trạng sức khỏe bệnh nhân xấu đi như: Khó thở, thờ ơ, giảm tập trung. Làm ảnh hưởng tới sự chẩn đoán bệnh lý tâm thần, hạn chế một số lựa chọn điều trị của bác sĩ.

Do sự tác động qua lại bệnh học giữa bệnh đồng mắc và COPD, vì vậy cả bệnh nhân và bác sĩ cần có thái độ tích cực trong quản lý và điều trị bệnh đồng mắc.

trầm cảm
Người mắc bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

3. Nguyên nhân gây mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Nguyên nhân gây mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD lớn nhất là do hút thuốc. Ngoài ra, các yếu tố tác động từ bên ngoài như ô nhiễm không khí, tiếp xúc với các chất độc hại, gien di truyền.

Khi phải tiếp xúc lâu dài với những kích thích tố có hại như thuốc lá, chất độc, không khí ô nhiễm sẽ gây phản ứng viêm tại phổi làm co hẹp các đường dẫn khí nhỏ gây ra sự phá hủy mô phổi, gọi là khí phế thũng.

4. Điều trị bệnh đồng mắc trong COPD

Bệnh nhân mắc bệnh nghẽn phổi mạn tính COPD thông thường là người cao tuổi, suy hô hấp và khả năng giao tiếp bị hạn chế vì vậy rất cần chú ý đến khả năng tuân thủ điều trị bằng thuốc, đặc biệt là khi bệnh nhân phải chỉ định sử dụng nhiều thuốc.

Bệnh đồng mắc cần được tầm soát ngay khi chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh nghẽn phổi mạn tính COPD. Thông tin chẩn đoán bệnh đồng mắc có thể dựa vào lời khai của bệnh nhân, cũng như hồ sơ sức khỏe và khám. Lo lắng và trầm cảm có ảnh hưởng rất lớn tới tiến trình và tiên lượng mức độ bệnh COPD.

Do tính tác động qua lại bệnh học giữa bệnh đồng mắc và COPD, cả bác sĩ và bệnh nhân cần có thái độ tích cực trong quản lý và điều trị bệnh đồng mắc.

Khám sàng lọc tim mạch, khám bệnh
Định kỳ kiểm tra sức khoẻ giúp phát hiện sớm bệnh lý và kịp thời điều trị
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

642 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan