Công dụng thuốc Lansoliv

Thuốc Lansoliv được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng, hội chứng Zollinger – Ellison... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Lansoliv qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Lansoliv có tác dụng gì?

Thuốc Lansoliv chứa hoạt chất Lansoprazole 30mg, bào chế dưới dạng viên nang. Lansoliv được chỉ định trong những trường hợp sau:

2. Cơ chế tác dụng

Hoạt chất Lansoprazole thuộc nhóm thuốc ức chế tiết acid thông qua cơ chế ức chế bơm proton H+/K+ ATPase tại tế bào thành của niêm mạc dạ dày. Tác dụng ức chế bơm proton của Lansoprazole đặc hiệu và không hồi phục hoàn toàn. Thuốc cho tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các thuốc khác cùng nhóm. Tỷ lệ làm liền sẹo có thể đạt khoảng 95% sau 8 tuần điều trị. Lansoprazole ít ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị, yếu tố nội dạ dày, sự bào tiết pepsin và sự co bóp dạ dày.

3. Liều dùng của thuốc Lansoliv

Lansoliv thuộc nhóm thuốc kê đơn, vì vậy liều thuốc sử dụng cần được chỉ định bởi bác sĩ dựa vào tình trạng bệnh. Thuốc nên được uống trước bữa ăn 30 phút để đạt được hiệu quả điều trị cao.

Một số khuyến cáo về liều thuốc Lansoliv như sau:

  • Người trưởng thành: Liều khuyến cáo thông thường là 30mg/ ngày. Thời gian điều trị là 4 tuần đối với viêm loét tá tràng, 8 tuần đối với viêm loét dạ dày – thực quản, 4 – 8 tuần đối với trào ngược dạ dày – thực quản; Hội chứng Zollinger – Ellison: Liều thuốc được hiệu chỉnh theo triệu chứng;
  • Trẻ em: Trẻ em từ 1 – 11 tuổi có cân nặng dưới 30kg dùng liều 15mg/ lần/ ngày trong 12 tuần và cân nặng trên 30kg dùng liều 30mg/ lần/ ngày trong 12 tuần. Trẻ em từ 12 – 17 tuổi dùng liều 15mg/ lần/ ngày trong 8 tuần khi không có loét và 30mg/ lần/ ngày trong 8 tuần khi có loét.

4. Tác dụng phụ của thuốc Lansoliv

Thuốc Lansoliv có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Thường gặp: Tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, đau bụng, táo bón, nôn, khó tiêu và phát ban da;
  • Ít gặp: Tăng mức Gastrin huyết thanh, mệt mỏi, enzyme gan tăng, tăng hemoglobin, protein niệu và acid uric;
  • Hiếm gặp: Chóng mặt, bồn chồn, dị cảm, run, buồn ngủ, ảo giác, mất ngủ, thiếu máu, lú lẫn, viêm bao quy đầu, rối loạn thị giác, nhiễm nấm Candida thực quản, rối loạn vị giác, viêm tụy, vàng da, viêm gan, rụng tóc, ban xuất huyết, nhạy cảm với ánh sáng và hồng ban đa dạng...
  • Không xác định tần suất: Hạ Kali máu, Hạ canxi máu, lupus ban đỏ dạng cấp.

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị bằng thuốc Lansoliv.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Lansoliv

Chống chỉ định sử dụng thuốc Lansoliv ở phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu, người bệnh mẫn cảm với Lansoprazole hoặc bất kỳ thành phần nào của Lansoliv.

Một số lưu ý khi sử dụng Lansoprazole như sau:

  • Liều thuốc cần được giảm ở người bệnh gan;
  • Lansoprazole có thể che lấp triệu chứng và làm chậm chẩn đoán triệu chứng của ung thư dạ dày, vì vậy người bệnh cần được loại trừ nguy cơ ung thư dạ dày trước khi điều trị bằng Lansoliv;
  • Thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa gây ra bởi vi khuẩn như Campylobacter, Salmonella, đặc biệt là ở người bệnh nhập viện;
  • Đã có báo cáo về nguy cơ hạ Kali máu khi điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI), kể cả Lansoprazole trong ít nhất 3 tháng và hầu hết các trường hợp là 1 năm;
  • Thuốc có thể gây hạ Canxi máu với các triệu chứng như co giật, mê sảng, mệt mỏi, chóng mặt và loạn nhịp thất...;
  • Đối với người bệnh phải điều trị bằng PPI trong thời gian dài hoặc người bệnh phải dùng PPI với các thuốc gây hạ Kali máu, bác sĩ cần cân nhắc kiểm tra nồng độ Magie huyết trước khi bắt đầu điều trị và kiểm tra định kỳ trong thời gian điều trị;
  • Trường hợp người bệnh bị tiêu chảy nặng và kéo dài cần cân nhắc điều trị bằng Lansoprazole;
  • Lansoprazole nói riêng và các thuốc ức chế bơm proton nói chung nếu sử dụng với liều cao trong thời gian dài (trên 1 năm) có thể làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương hông, xương cột sống và xương cổ tay (chủ yếu ở người cao tuổi và người mắc các yếu tố nguy cơ cao). Người bệnh có nguy cơ loãng xương cần được chăm sóc theo hướng dẫn lâm sàng, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D;
  • Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú: Khuyến cáo không điều trị bằng Lansoprazole ở các đối tượng này khi không thực sự cần thiết.
  • Người lái xe, vận hành máy móc: Lansoprazole có thể gây ra các phản ứng có hại như hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn thị giác làm ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

6. Tương tác thuốc

  • Ketoconazol, Itraconazole: Lansoprazole làm giảm tác dụng điều trị của Itraconazole, Ketoconazole và các thuốc hấp thu trong môi trường acid.
  • Thuốc kháng acid, Sucralfat: Làm chậm và giảm hấp thu Lansoprazole, vì vậy khuyến cáo nên dùng Lansoprazole ít nhất 1 giờ sau khi dùng các thuốc trên.
  • Thuốc ức chế protease HIV: Khuyến cáo không sử dụng đồng thời Lansoprazole và các thuốc ức chế protease HIV mà sự hấp thu thuốc phụ thuộc vào pH có tính acid (Nelfinavir, Atazanavir) do Lansoprazole có thể làm giảm sinh khả dụng của các thuốc này.
  • Digoxin: Nồng độ Digoxin trong máu có thể tăng lên khi đồng thời với Lansoprazole. Vì vậy cần theo dõi nồng độ Digoxin trong huyết tương và điều chỉnh liều thuốc trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng đồng thời.
  • Methotrexate: Sử dụng đồng thời Methotrexate và Lansoprazole có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương của Methotrexate, từ đó làm tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn.
  • Warfarin: Nguy cơ chảy máu bất thường, thậm chí là tử vong tăng lên khi sử dụng đồng thời Warfarin và Lansoprazole.
  • Theophyllin, Tacrolimus: Nồng độ trong huyết tương của các thuốc này tăng lên khi sử dụng đồng thời với Lansoprazole.

Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của Lansoliv. Vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Lansoliv.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Lansoliv, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Lansoliv là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

28 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Nefian
    Công dụng thuốc Nefian

    Thuốc Nefian chứa hoạt chất Lansoprazol được chỉ định trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén. Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Nefian ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Medofadin
    Công dụng thuốc Medofadin

    Thuốc Medofadin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được chỉ định điều trị các trường hợp bệnh lý ở đường tiêu hóa như loét dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa...Vậy thuốc Medofadin sử dụng ...

    Đọc thêm
  • Tiêm thuốc cản quang khi mang thai có sao không?
    Công dụng thuốc Cirab

    Thuốc Cirab được dùng theo đường tiêm nhằm điều trị các vấn đề về tiêu hoá như loét tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,... Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và sớm khắc phục bệnh, bạn nên ...

    Đọc thêm
  • Sagarab
    Công dụng thuốc Sagarab

    Thuốc Sagarab được chỉ định trong điều trị viêm dạ dày, viêm thực quản hồi lưu, hội chứng Zollinger – Ellison... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Sagarab qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Leninrazol 40
    Công dụng thuốc Leninrazol 40

    Thuốc Leninrazol 40 chứa hoạt chất Esomeprazol được chỉ định trong điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc ...

    Đọc thêm