Thuốc Prazosin HCL: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Huyết áp cao là một bệnh lý phổ biến và nếu không được điều trị có thể gây tổn thương não, tim, mạch máu, thận. Prazosin HCL được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị huyết áp cao.

1. Prazosin có tác dụng gì?

Prazosin HCL là dẫn xuất piperazine tổng hợp và một chất ức chế thụ thể alpha-1 adrenergic, thuốc được sử dụng chủ yếu để chống tăng huyết áp.

Prazosin được sử dụng cùng hoặc không với các loại thuốc khác để điều trị huyết áp cao. Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi lối sống cũng có hiệu quả kiểm soát huyết áp. Những thay đổi này bao gồm ăn một chế độ ít chất béo và muối, duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục ít nhất 30 phút hầu hết các ngày, không hút thuốc, hạn chế sử dụng rượu.

2. Cách sử dụng thuốc Prazosin HCL

Uống thuốc Prazosin HCL cùng hoặc không với thức ăn, thường là 2 - 3 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn bị đau dạ dày, hãy uống cùng với thức ăn hoặc sữa. Để giảm nguy cơ ngất xỉu, liều đầu tiên do bác sĩ kê đơn sẽ là liều thấp nhất có tác dụng. Bạn nên dùng liều đầu tiên này khi chuẩn bị đi ngủ.

Khi dùng Prazosin HCL để điều trị huyết áp cao, bạn nên tiếp tục dùng thuốc ngay cả khi cảm thấy khỏe. Hầu hết, những người bị huyết áp cao không cảm thấy những dấu hiệu của bệnh. Phải mất đến vài tuần trước khi toàn bộ lợi ích của thuốc có hiệu lực.

3. Tác dụng phụ của thuốc Prazosin

Nhức đầu, buồn ngủ, mệt mỏi, suy nhược, mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón có thể xảy ra khi cơ thể bạn thích nghi với thuốc.

Hoa mắt hoặc chóng mặt khi đứng cũng có thể xảy ra, đặc biệt là sau liều đầu tiên và ngay sau khi dùng một liều thuốc trong tuần đầu điều trị. Để giảm nguy cơ chóng mặt và ngất xỉu, hãy đứng dậy từ từ khi ngồi hoặc nằm. Nếu chóng mặt xảy ra, hãy ngồi hoặc nằm xuống ngay lập tức.

Hãy thông báo với bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng như: Tim đập nhanh, ngất xỉu, đi tiểu thường xuyên, thay đổi tâm thần và tâm trạng, sưng bàn chân hoặc mắt cá chân.

Prazosin HCL
Buồn ngủ là một trong những tác dụng phụ khi dùng thuốc Prazosin HCL

4. Thận trọng khi dùng thuốc Prazosin

  • Trước khi dùng prazosin, thông báo với bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với nó cũng như các thuốc chẹn alpha (doxazosin, terazosin) hoặc bất kỳ dị ứng nào khác.
  • Đặc biệt, thông báo với bác sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là các vấn đề về tim (huyết áp thấp), bệnh thận, ung thư tuyến tiền liệt, một số vấn đề về mắt (đục thủy tinh thể).
  • Để giảm nguy cơ chóng mặt và ngất xỉu, hãy cẩn thận khi đứng trong thời gian dài. Tránh để cơ thể quá nóng khi tập thể dục và thời tiết nắng nóng. Khi mới bắt đầu sử dụng loại thuốc này, hãy tránh những trường hợp bạn có thể bị thương nếu ngất xỉu.
  • Trước khi phẫu thuật (bao gồm cả phẫu thuật mắt cườm, tăng nhãn áp), hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng hoặc đã từng dùng thuốc này.
  • Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc Prazosin HCL, đặc biệt là chóng mặt và ngất xỉu.
  • Thay đổi lối sống như giảm căng thẳng, tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống có thể làm tăng hiệu quả của thuốc.
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp và nhịp tim khi dùng Prazosin HCL.

5. Tương tác thuốc

Một số sản phẩm có thể tương tác với Prazosin HCL bao gồm:

  • Thuốc chẹn alpha khác (như doxazosin, terazosin).
  • Thuốc chẹn beta (như atenolol, metoprolol, propranolol).
  • Thuốc điều trị rối loạn cương dương hoặc tăng huyết áp phổi (như sildenafil, tadalafil).
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng các thuốc gây buồn ngủ như giảm đau opioid, giảm ho, rượu, thuốc an thần, thuốc giãn cơ hoặc thuốc kháng histamine.
  • Thuốc prazosin có thể gây sai lệch kết quả cho một số xét nghiệm trong phòng thí nghiệm (bao gồm cả xét nghiệm sàng lọc u bạch cầu). Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ và nhân viên y tế biết trước khi tiến hành làm xét nghiệm.

Tóm lại, Prazosin HCL là thuốc dùng để điều trị bệnh huyết áp cao. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ định mà bác sĩ đưa ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan