Bé dị ứng đạm sữa, bò mẹ nên ăn gì?

Dị ứng đạm sữa bò hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sinh non, trẻ ăn sữa ngoài, trẻ phải dùng kháng sinh sớm trong 6 tháng đầu hay trẻ có tiền sử gia đình có người bị dị ứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin bé dị ứng đạm sữa bò mẹ nên ăn gì hay kiêng gì?

1. Dị ứng đạm sữa bò là gì?

Như chúng ta đã biết, sữa gồm rất nhiều thành phần, về mặt lý thuyết trẻ có thể dị ứng bất cứ thành phần nào, nhưng cái chúng ta nói đến ở đây và thường gặp nhất chính là dị ứng đạm (protein) sữa bò.

Đạm trong thực phẩm sữa bò là thành phần chính gây ra các phản ứng dị ứng. Đây là lý do khi điều trị cho các bệnh nhân đang bị dị ứng, mề đay cấp,... bác sĩ thường hay khuyên bệnh nhân trong những ngày điều trị nên tránh các đồ ăn giàu đạm như hải sản, thịt bò, trứng...

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng đạm sữa bò?

Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị dị ứng đạm sữa bò bao gồm:

  • Da: Viêm và nổi mẩn đỏ ngứa khắp cơ thể, sưng môi/ mi mắt.
  • Tiêu hóa: Sau khi uống sữa trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, buồn nôn và trào ngược dạ dày một cách thường xuyên, thậm chí nặng là xuất hiện máu trong phân, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt.
  • Hô hấp: Trẻ dễ bị sổ mũi, khó thở và ho khò khè, ho về đêm dai dẳng.
  • Toàn thân: Mệt mỏi, da xanh nhợt, không muốn vận động, chán ăn kéo dài dẫn đến tình trạng bé bỏ ăn, chậm lớn, cơ thể thiếu sắt và bứt rứt trong người. Trường hợp nặng hơn là sốc phản vệ, khó thở nghiêm trọng.

Nhìn chung, cha mẹ cần chú ý các kiểu dị ứng đạm sữa bò sau đây:

  • Phản ứng nhanh chóng: Xuất hiện ngay sau khi hay đang uống sữa như ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, sưng phù mặt... nặng hơn là khó thở, sốc phản vệ,...;
  • Phản ứng chậm: Trẻ sau khi uống sữa xuất hiện tiêu chảy, phân lỏng có thể lẫn máu. Ngoài ra trẻ còn nôn trớ, nổi ban đỏ, quấy khóc, chậm hoặc không tăng cân, đầy hơi, chướng bụng

3. Trẻ dị ứng đạm sữa bò kiêng ăn gì?

Với thắc mắc “trẻ dị ứng đạm sữa bò kiêng ăn gì” thì các bậc phụ huynh tránh cho bé ăn thức ăn, nước uống chứa đạm sữa bò.

4. Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nên ăn gì?

Trường hợp trẻ dưới 6 tháng: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho trẻ tốt nhất vì đây là con đường bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây dị ứng thức ăn, giúp bé có thể dung nạp một cách tốt nhất và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ bú mẹ xuất hiện dấu hiệu dị ứng, bác sĩ nghi ngờ dị ứng đạm sữa bò và tư vấn bà mẹ loại bỏ chế độ ăn giàu đạm sữa bò (sữa đặc, sữa tươi, phô mai,... có hoặc không kèm theo loại bỏ trứng và đậu nành). Vì thế mẹ cần bổ sung calcivitamin D khi thực hiện chế độ ăn này.

Nếu trẻ không dùng sữa mẹ thì lựa chọn là các sản phẩm công thức đạm sữa bò thủy phân hoặc sữa công thức amino acid và trên bao bì có ghi “Hypoallergenic formula”, “Extensively hydrolyzed formula”, “Amino acid-based formula”.

Trường hợp trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Đây là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm, ngoài sữa, trẻ bắt đầu được ăn bổ sung thêm dinh dưỡng từ thức ăn dặm. Cha mẹ cần chú ý lựa chọn thức ăn bổ sung theo nguyên tắc tránh thành phần nguyên liệu có đạm sữa bò, sữa tươi, sữa bột, váng sữa, sữa chua, phô mai, kem,...

5. Vậy thì bé dị ứng đạm sữa bò mẹ nên ăn gì?

Nếu bé bị dị ứng đạm sữa bò khi đang trong thời kỳ bú mẹ thì chế độ ăn của người mẹ cũng cần được chú ý như sau:

  • Bổ sung hoa quả và rau củ tươi xanh;
  • Thịt, cá, trứng và đậu nguyên chất;
  • Thực phẩm giàu tinh bột và ngũ cốc như bánh mì;
  • Các loại thực phẩm khác: Bột ngọt, bơ thực vật, dầu ăn...

Thông thường, trẻ bị dị ứng đạm sữa bò sẽ thay đổi tùy theo thời điểm, thường sẽ hết khi hệ miễn dịch của trẻ trưởng thành. Vì vậy, mẹ cũng cần chú ý từng giai đoạn để ăn uống sao cho phù hợp. Cha mẹ không nên chủ quan với tình trạng bé bị dị ứng với đạm sữa bò bởi những dấu hiệu phản ứng nhanh có thể dẫn đến sốc phản vệ, khó thở, đau bụng, tiêu chảy, mẩn đỏ,.... Khi phát hiện bé mắc chứng dị ứng đạm sữa bò này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để loại bỏ đạm bò ra khỏi chế độ ăn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan